Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, đầy đủ theo Bộ Y tế?

Cho tôi hỏi: Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 đến 10 tuổi như thế nào? Theo dõi sau tiêm chủng được hướng dẫn ra sao? (Câu hỏi của chị Hoàng Xuyến - TP. HCM)

Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, đầy đủ theo Bộ Y tế?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP có giải thích tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Mặt khác, nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước.

- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước.

- Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế.

- Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, trên thực tế đối với việc tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 rất được phụ huynh quan tâm vì đây là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, đầy đủ theo Bộ Y tế như sau:

Ngoài ra, phụ huynh có thể tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để theo dõi lịch tiêm chủng của bé một cách dễ dàng và tiện lợi. Đồng thời chủ động sắp xếp công việc theo lịch tiêm chủng của bé sao cho linh hoạt.

Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, đầy đủ theo Bộ Y tế?

Lịch tiêm chủng cho bé từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, đầy đủ theo Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Việc thực hiện tiêm chủng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 34/2018/TT-BYT, việc thực hiện tiêm chủng được quy định như sau:

[1] Liều lượng, đường dùng của từng loại vắc xin phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin kèm theo.

[2] Vắc xin đông khô phải pha hồi chỉnh theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BYT.

[3] Vắc xin được sử dụng theo nguyên tắc: hạn ngắn phải được sử dụng trước, tiếp nhận trước phải sử dụng trước hoặc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin cần phải sử dụng trước theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc vắc xin từ buổi tiêm chủng trước chưa sử dụng hết được bảo quản theo đúng quy định và sử dụng trước.

[4] Vắc xin dạng dung dịch sau khi mở bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C và được sử dụng trong buổi tiêm chủng.

[5] Dung môi của vắc xin nào chỉ được sử dụng cho vắc xin đó. Vắc xin đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ được phép sử dụng trong vòng 6 giờ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

[6] Thực hiện tiêm chủng:

- Kiểm tra vắc xin, dung môi và bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng.

- Cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng.

- Thực hiện tiêm đúng đối tượng chỉ định tiêm chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm.

- Bơm tiêm, kim tiêm và vật sắc, nhọn sau khi sử dụng phải cho vào hộp an toàn ngay sau khi tiêm, không đậy nắp kim.

[7] Kết thúc buổi tiêm chủng:

- Bảo quản vắc xin, dung môi còn nguyên lọ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2018/TT-BYT

- Bơm kim tiêm chưa sử dụng phải được bảo quản theo quy định để dùng lần sau.

- Các lọ vắc xin nhiều liều đã mở nhưng chưa sử dụng hết và các lọ đã sử dụng hết sau buổi tiêm chủng thì xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.

- Đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng phải sắp xếp tiêm bù ngay trong tháng.

Theo dõi sau tiêm chủng được hướng dẫn ra sao?

Theo Điều 12 Thông tư 34/2018/TT-BYT có quy định cơ sở tiêm chủng phải theo dõi đối tượng tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng.

Ngoài ra, gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng sẽ tiếp tục thực hiện theo dõi tại nhà như sau:

- Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;

- Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

*Lưu ý: Việc ghi chép tiêm chủng phải đảm bảo yêu cầu dưới đây:

- Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và hẹn lần tiêm chủng sau.

- Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng tiêm chủng và ghi chép các phản ứng sau tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào