Năm 2024 đi xe máy vượt đèn đỏ có bị tạm giữ xe không?
Người đi xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Căn cứ theo điểm e khoản 4, điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 34, điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Theo đó, đi xe máy vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm giao thông.
Do vậy, người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị áp dụng các mức phạt dưới đây:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Năm 2024 đi xe máy vượt đèn đỏ có bị tạm giữ xe không? (Hình từ Internet)
Năm 2024 đi xe máy vượt đèn đỏ có bị tạm giữ xe không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm a, b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, năm 2024 đi xe máy vượt đèn đỏ không đương nhiên bị tạm giữ xe nhưng có thể bị tạm giữ xe nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định.
Xe máy không được vượt xe khác trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 14. Vượt xe
...
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
...
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Theo quy định này, người đi xe máy không được vượt xe khác trong 06 trường hợp sau:
- Không bảo đảm các điều kiện:
+ Không có chướng ngại vật phía trước.
+ Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.
+ Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Trên cầu hẹp có một làn xe.
- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?