Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam? Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống được thực hiện khi nào?

Xin hỏi một số lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam là những lễ hội nào? Về khoản chi ngân sách nhà nước cho lễ hội này như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Kiều (Hậu Giang)

Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam?

Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến:

1. Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ

Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức từ ngày mùng 8-11/3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội diễn ra tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ - kinh đô của quốc gia cổ Văn Lang. Đây là lễ hội mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua hùng đã có công dựng nước.

Ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

2. Lễ hội Chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội. Ngày mồng 6/01 âm lịch hàng năm là khai hội, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…

3. Hội Lim

Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân, diễn ra từ ngày 12-14/01 âm lịch hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, xưa được gọi là vùng Kinh Bắc, bao gồm những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông tiêu tương.

Hội mở đầu bằng lễ rước đoàn rước có sự tham gia của đông đảo người dân với những bộ lễ phục xưa, kéo dài tới gần 1 km, có tục hát Quan họ thờ thần, hát vọng để ca ngợi công lao của thần. Phần hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm,… nhưng đặc sắc hơn cả là phần hát hội, diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát Quan họ đối đáp giữa liền anh và liền chị. Đến tối ngày 12/01 âm lịch sẽ là đêm hội hát thi giữa các làng Quan họ.

4. Hội Gióng​

Được tổ chức từ ngày 6-8/01 âm lịch hàng năm, hội Gióng là lễ hội tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng thánh Gióng, một trong "tứ bất tử" của tín ngưỡng dân gian việt nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng tiêu biểu nhất là ở Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, thủ đô Hà Nội). Khu di tích Đền Sóc bao gồm 6 công trình, trong đó có tượng đài thánh Gióng và các nhà bia.

Ngày 6/11/2010, hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

5. Lễ Khao Lề Thế Lính

Lễ Khao Lề Thế Lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thường được tổ chức vào ngày 20/02 âm lịch hàng năm. Lễ hội thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, khẳng định truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.

6. Hội Đua voi Buôn Đôn

Hội đua Voi là một trong những hoạt động của lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch. Hội đua voi diễn ra trong một ngày với các hoạt động như voi chạy tốc độ, voi bơi vượt sông Sêrêpốk, voi đá bóng. Số lượng tham gia từ 15-18 con voi. Hội nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc tây nguyên, đồng thời cũng là dịp để tạ ơn thần linh, cầu mong mùa màng tốt tươi và ấm no cho buôn làng.

7. Lễ hội Nghinh Ông

Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà mau, có nguồn gốc xa xưa từ người Chăm. Nghinh Ông có nghĩa là tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – được coi là vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn. Đây cũng là lễ hội cầu cho biển lặng, gió hòa, ngư dân làm ăn may mắn, phát đạt, an khang.

Lễ hội được tổ chức trong ba ngày: 14-16/02 âm lịch hàng năm tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ngày 15/02 là chính hội, nghi lễ bắt đầu từ 14 giờ.

Tàu chủ là chiếc tàu lớn (hoặc 3 chiếc) được chọn đi nghinh Ông. Tàu chủ được trang hoàng dây cờ, băng rôn lộng lẫy nhất. Các nghi lễ chính diễn ra trên tàu này.

Ngoài những lễ hội kể trên, Việt Nam hàng năm còn diễn ra rất nhiều lễ hội ở các vùng khác nhau.

Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam? Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống được thực hiện khi nào?

Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam? Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)

Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống được thực hiện khi nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định việc thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống như sau:

Điều 8. Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ hoạt động phục dựng, phát huy giá trị lễ hội truyền thống nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
2. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cụ thể căn cứ vào phương án tổ chức lễ hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.
3. Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Đơn vị được giao chủ trì tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách nhà nước, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được hạch toán vào loại 160, khoản 161 (sự nghiệp văn hóa thông tin), chi tiết theo mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Theo đó, các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Ai có thẩm quyền rà soát văn bản quy định của địa phương liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội.

Mức chi cho công tác tổ chức lễ hội truyền thống do ai quyết định?

Theo Điều 7 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định việc thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống như sau:

Điều 7. Nội dung chi, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội
...
2. Mức chi do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ hội, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Như vậy, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội truyền thống do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ hội. Mức chi này phải bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trân trọng!

Nghỉ lễ tết
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghỉ lễ tết
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng đồng ý nghỉ Tết 9 ngày từ 26 tháng chạp năm 2025 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng 2025 được nghỉ Tết chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết 2025 - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Thủ tướng đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết tây 2025 người lao động được nghỉ mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghỉ lễ tết
Tạ Thị Thanh Thảo
11,215 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào