Đề xuất xử phạt sử dụng trái mục đích đất trồng lúa lên đến 400 triệu đối với cá nhân, 800 triệu đối với tổ chức?

Xin hỏi theo dự thảo mới thì người sử dụng đất trồng lúa để làm đất phi nông nghiệp không dùng để ở bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Ngân (Bắc Giang)

Đề xuất xử phạt sử dụng trái mục đích đất trồng lúa lên đến 400 triệu đối với cá nhân, 800 triệu đối với tổ chức?

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 9 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Tải về quy định như sau:

Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
...
5. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta đến dưới 05 héc ta;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ trên 05 héc ta trở lên.
6. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 5 Điều này.
...

Và theo khoản 2 Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Tải về quy định:

Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, mức xử phạt tiền đối với hành vi sử dụng trái mục đích đất trồng lúa, cụ thể đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không dùng để ở tại khu vực nông thôn khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:

[1] Tại nông thôn:

- Mức phạt với cá nhân: tùy vào diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích trái phép mà có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

- Mức phạt với tổ chức: tùy vào diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích trái phép mà có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

[2] Tại khu vực đô thị:

- Mức phạt với cá nhân: tùy vào diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích trái phép mà có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

- Mức phạt với tổ chức: tùy vào diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích trái phép mà có thể bị phạt từ 12.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng.

Đề xuất xử phạt sử dụng trái mục đích đất trồng lúa lên đến 400 triệu đối với cá nhân, 800 triệu đối với tổ chức?

Đề xuất xử phạt sử dụng trái mục đích đất trồng lúa lên đến 400 triệu đối với cá nhân, 800 triệu đối với tổ chức? (Hình từ Internet)

Quy định hiện hành về đất trồng lúa theo Luật Đất đai 2013 như thế nào?

Quy định về đất trồng lúa theo Điều 134 Luật Đất đai 2013 như sau:

- Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

- Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân?

Tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.

Như vậy, Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân.

Ủy ban nhân dân huyện không được ủy quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trân trọng!

Chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển mục đích sử dụng đất
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác có phải xin phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất rừng đặc dụng là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp có phải xin phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào không được chuyển sang đất thổ cư theo quy định Luật Đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có phải xin phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi mẫu đơn đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở có cần xin phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển mục đích sử dụng đất
Tạ Thị Thanh Thảo
1,203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển mục đích sử dụng đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển mục đích sử dụng đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào