Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024?

Hiện nay tôi không còn đủ điều kiện để chăm sóc thay thế trẻ em đã nhân, tôi muốn làm đơn xin chấm dứt chăm sóc thay thế thì làm đơn theo Mẫu nào? (Câu hỏi từ chị Hiền - Nghệ An).

Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024?

Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để thực hiện thủ tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế khi có nguyện vọng.

Đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế được lập theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

Tải về Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024 tại đây.

Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024?

Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Việc chăm sóc thay thế trẻ em chấm dứt trong các trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 69 Luật Trẻ em 2016 quy định về chấm dứt chăm sóc thay thế trẻ em như sau:

Điều 69. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế
1. Việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này;
b) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
c) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
d) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;
đ) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.
...

Như vậy, việc chăm sóc thay thế trẻ em sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ điều kiện chăm sóc trẻ em;

- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Trẻ em 2016, gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;

- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;

- Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;

- Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.

Việc thực hiện chăm sóc thay thế phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 60 Luật Trẻ em 2016 quy định về các yêu cầu khi thực hiện chăm sóc thay thế trẻ em như sau:

Điều 60. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế
1. Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
2. Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
3. Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
4. Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
5. Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Như vậy, việc chăm sóc thay thế trẻ em phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chăm sóc dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.

- Bảo đảm an toàn, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.

- Xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ, trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải được lấy ý kiến.

- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.

- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ điều kiện, ngoại trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Trân trọng!

Bảo vệ trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
12 thông điệp, khẩu hiệu truyền thông Tháng hành động vì trẻ em năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dọa ma trẻ em thường xuyên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là bao nhiêu? Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là xâm hại trẻ em? Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi xâm hại bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình và bảo vệ trẻ em?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em là bao nhiêu tuổi? Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những nhóm trẻ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách báo tin bạo hành trẻ em qua zalo Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ trẻ em cần đảm bảo theo các yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ trẻ em
Trần Thị Ngọc Huyền
461 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào