Thu phí không dừng có mấy loại? Tài khoản thu phí không dừng có thể chi trả cho nhiều phương tiện được không?

Cho tôi hỏi Thu phí không dừng có mấy loại? Tài khoản thu phí không dừng có thể chi trả cho nhiều phương tiện được không? Câu hỏi của anh Phương ở Hà Nội

Thu phí không dừng có mấy loại?

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại thẻ thu phí không dừng là thẻ ePass của VDTC và thẻ e-Tag của VETC

(1) Thẻ e-Tag của VETC (Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thu phí tự động VETC)

Thẻ e-Tag là thẻ định danh được dán trên kính hoặc đèn xe để đi qua trạm thu phí không dừng.

(2) Thẻ ePass của VDTC (Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam- thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel)

Thẻ ePass là thẻ được dán trên kính/đèn xe để nhận diện phương tiện giao thông tự động và trừ tiền vé vào tài khoản đã đăng ký khi qua trạm ETC.

Thu phí không dừng có mấy loại? Tài khoản thu phí không dừng có thể chi trả cho nhiều phương tiện được không?

Thu phí không dừng có mấy loại? Tài khoản thu phí không dừng có thể chi trả cho nhiều phương tiện được không? (Hình từ Internet)

Thu phí không dừng là gì?

Tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg giải thích về thu phí không dừng đường bộ không dừng như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện giao thông đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng thuộc đối tượng phải thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Chủ phương tiện là chủ sở hữu phương tiện giao thông đường bộ hoặc người khác được chủ sở hữu phương tiện giao thông đường bộ giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng phải thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
3. Thẻ đầu cuối là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện giao thông đường bộ để giao tiếp thông tin với hệ thống thu phí điện tử không dừng theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
4. Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng).
...

Như vậy, thu phí không dừng là hình thức thu phí đường bộ tự động, xe không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí.

Tài khoản thu phí không dừng có thể chi trả cho nhiều phương tiện được không?

Tại Điều 10 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg có quy định về mở tải khoản thu phí không dừng như sau:

Điều 10. Mở tài khoản thu phí
1. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí mở tài khoản thu phí cho chủ phương tiện trên hệ thống thu phí điện tử không dừng ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối.
2. Mỗi tài khoản thu phí có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông đường bộ; mỗi phương tiện giao thông đường bộ chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản thu phí.
3. Tài khoản thu phí được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của hệ thống thu phí điện tử không dừng, bao gồm các thông tin sau:
a) Thông tin liên hệ của chủ phương tiện: Số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu; mã số doanh nghiệp, địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại liên lạc và địa chỉ hộp thư điện tử tiếp nhận chứng từ thu phí điện tử không dừng.
b) Mã số định danh của phương tiện giao thông đường bộ được nhận chi trả từ tài khoản thu phí.
c) Tải trọng phương tiện, số chỗ ngồi, loại xe, biển kiểm soát xe.
d) Số tiền trong tài khoản, lịch sử giao dịch của tài khoản.
4. Trong thời hạn tối đa 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin thay đổi theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để cập nhật trên hệ thống thu phí điện tử không dừng.
5. Trong thời gian tối đa 5 ngày kể từ khi nhận được thông tin thay đổi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới phải cập nhật trên hệ thống đăng kiểm và nhà cung cấp dịch vụ thu phí phải cập nhật trên hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Như vậy, tài khoản thu phí không dừng vẫn có thể chi trả cho nhiều phương tiện giao thông đường bộ.

Tuy nhiên ngược lại thì một phương tiện giao thông đường bộ chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản thu phí không dừng.

Trân trọng!

Thu phí không dừng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thu phí không dừng
Hỏi đáp Pháp luật
Thu phí không dừng có mấy loại? Tài khoản thu phí không dừng có thể chi trả cho nhiều phương tiện được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu phí không dừng
Lương Thị Tâm Như
185 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thu phí không dừng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào