Vắc xin là gì? Trường hợp nào được tiêm vắc xin bắt buộc miễn phí?
Vắc xin là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về vắc xin như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.
...
Như vậy, vắc xin là một loại chế phẩm chứa kháng nguyên, giúp cơ thể tạo ra kháng thể có khả năng đáp ứng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi rút gây bệnh. Việc tiêm vắc xin được thực hiện nhằm mục đích phòng bệnh.
Vắc xin là gì? Trường hợp nào được tiêm vắc xin bắt buộc miễn phí? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được tiêm vắc xin bắt buộc miễn phí?
Căn cứ Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về tiêm vắc xin bắt buộc như sau:
Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, có 04 đối tượng được tiêm vắc xin bắt buộc miễn phí bao gồm:
- Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
- Trẻ em phải tiêm vắc xin bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng;
- Phụ nữ có thai phải tiêm vắc xin bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vắc xin không đúng chỉ định, không đảm bảo an toàn thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tiêm vắc xin không đúng chỉ định như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm chủng đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng;
b) Không xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
c) Không chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất trong trường hợp vượt quá khả năng;
d) Không cấp cứu, điều trị người bị tai biến nặng sau tiêm chủng và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở tiêm chủng cố định sau khi đã công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 và các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
..
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người nào có hành vi tiêm vắc xin không đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, cơ sở tiêm vắc xin vi phạm sẽ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng. Người tiêm vắc xin vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm sẽ áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?