Từ ngày 01/7/2024, tổ chức bán hàng đa cấp có những trách nhiệm như thế nào?

Từ ngày 01/7/2024, tổ chức bán hàng đa cấp có những trách nhiệm như thế nào? Những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện của tổ chức bán hàng đa cấp là gì? Câu hỏi của anh Đạt - Bến Tre

Bán hàng đa cấp là gì?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực ngày 01/7/2024 quy định về hoạt hoạt động bán hàng đa cấp được giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng;
b) Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới;
c) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
...

Như vậy, bán hàng đa cấp được hiểu là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới.

Từ ngày 01/7/2024, tổ chức bán hàng đa cấp có những trách nhiệm như thế nào?

Từ ngày 01/7/2024, tổ chức bán hàng đa cấp có những trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện của tổ chức bán hàng đa cấp là những hành vi nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực ngày 01/7/2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức bán hàng đa cấp cụ thể như sau:

- Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;

- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;

- Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;

- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, cụ thể:

+ Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

++ Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp;

++ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

++ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh;

++ Hình ảnh, giấy tờ, tài liệu chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Quấy rối người tiêu dùng thông qua hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trái với ý muốn của người tiêu dùng để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh, đề nghị giao kết hợp đồng hoặc có hành vi khác gây cản trở công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng;

+ Ép buộc người tiêu dùng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng thông qua việc thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác có tính chất tương tự;

+ Ép buộc người tiêu dùng thanh toán cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng;

+ Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng;

+ Không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

+ Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng;

+ Quy định điều khoản không được phép tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

+ Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.

Từ ngày 01/7/2024, tổ chức bán hàng đa cấp có những trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực ngày 01/7/2024 các tổ chức bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:

- Niêm yết công khai các tài liệu hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức bán hàng đa cấp;

- Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng;

- Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng;

- Nhận lại hàng hóa và trả lại tiền theo yêu cầu của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp hoặc người tiêu dùng nếu yêu cầu được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng hóa và hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn và còn thời hạn sử dụng;

- Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo của tổ chức bán hàng đa cấp.

Như vậy có thể thấy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã bổ sung những quy định cụ thể về hoạt động và trách nhiệm đối với các tổ chức bán hàng đa cấp, nhằm tăng cường trách nhiệm của các tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp và đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng hoặc các cá nhân tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.

Trân trọng!

Bán hàng đa cấp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bán hàng đa cấp
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong bán hàng đa cấp theo Công văn 8645?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp có cần thông báo không? Nếu không thông báo thì có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích hoạt động của Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam là gì? Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức phát luật về bán hàng đa cấp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty đa cấp là gì? Thành lập công ty đa cấp có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp chậm nộp phí thẩm định bao nhiêu ngày thì bị trả hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng đa cấp là gì? Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bán hàng đa cấp
976 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào