Tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam? Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào?

Cho tôi hỏi tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam? Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào? Câu hỏi từ anh Thiện (TP Hồ Chí Minh)

Tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam?

Tỉnh lỵ là trung tâm hành chính của một tỉnh, nơi đặt trụ sở của các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. Tỉnh lỵ thường là đô thị lớn nhất của tỉnh và là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh.

Việt Nam có 63 tỉnh thành tương ứng với 63 tỉnh lỵ. Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam, bao gồm:

[1] Danh sách các tỉnh lỵ ở miền Bắc

STT

Tỉnh lỵ

Trụ sở tại

1

Quận Hoàn Kiếm

Hà Nội

2

Quận Hồng Bàng

Hải Phòng

3

Thành phố Lào Cai

Lào Cai

4

Thành phố Lai Châu

Lai Châu

5

Thành phố Yên Bái

Yên Bái

6

Thành phố Điện Biên Phủ

Điện Biên

7

Thành phố Sơn La

Sơn La

8

Thành phố Hòa Bình

Hòa Bình

9

Thành phố Hà Giang

Hà Giang

10

Thành phố Cao Bằng

Cao Bằng

11

Thành phố Bắc Kạn

Bắc Kạn

12

Thành phố Lạng Sơn

Lạng Sơn

13

Thành phố Tuyên Quang

Tuyên Quang

14

Thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên

15

Thành phố Việt Trì

Phú Thọ

16

Thành phố Bắc Giang

Bắc Giang

17

Thành phố Hạ Long

Quảng Ninh

18

Thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh

19

Thành phố Phủ Lý

Hà Nam

20

Thành phố Hải Dương

Hải Dương

21

Thành phố Hưng Yên

Hưng Yên

22

Thành phố Nam Định

Nam Định

23

Thành phố Ninh Bình

Ninh Bình

24

Thành phố Thái Bình

Thái Bình

25

Thành phố Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

[2] Danh sách các tỉnh lỵ ở miền Trung

STT

Tỉnh lỵ

Trụ sở tại

1

Thành phố Thanh Hóa

Thanh Hóa

2

Thành phố Vinh

Nghệ An

3

Thành phố Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

4

Thành phố Đồng Hới

Quảng Bình

5

Thành phố Đông Hà

Quảng Trị

6

Thành phố Huế

Thừa Thiên Huế

7

Thành phố Tam Kỳ

Quảng Nam

8

Thành phố Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

9

Thành phố Quy Nhơn

Bình Định

10

Thành phố Tuy Hòa

Phú Yên

11

Thành phố Nha Trang

Khánh Hòa

12

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

Ninh Thuận

13

Thành phố Phan Thiết

Bình Thuận

14

Thành phố Kon Tum

Kon Tum

15

Thành phố Pleiku

Gia Lai

16

Thành phố Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk

17

Thành phố Gia Nghĩa

Đắk Nông

18

Thành phố Đà Lạt

Lâm Đồng

19

Quận Hải Châu

Thành phố Đà Nẵng

[3] Danh sách các tỉnh lỵ ở miền Nam

STT

Tỉnh lỵ

Trụ sở tại

1

Quận 1

TP Hồ Chí Minh

2

Quận Ninh Kiều

TP Cần Thơ

3

Thành phố Thủ Dầu Một

Bình Dương

4

Thành phố Đồng Xoài

Bình Phước

5

Thành phố Tây Ninh

Tây Ninh

6

Thành phố Bà Rịa

Bà Rịa – Vũng Tàu

7

Thành phố Biên Hòa

Đồng Nai

8

Thành phố Tân An

Long An

9

Thành phố Mỹ Tho

Tiền Giang

10

Thành phố Bến Tre

Bến Tre

11

Thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long

12

Thành phố Trà Vinh

Trà Vinh

13

Thành phố Cao Lãnh

Đồng Tháp

14

Thành phố Vị Thanh

Hậu Giang

15

Thành phố Long Xuyên

An Giang

16

Thành phố Rạch Gía

Kiên Giang

17

Thành phố Bạc Liêu

Bạc Liêu

18

Thành phố Sóc Trăng

Sóc Trăng

19

Thành phố Cà Mau

Cà Mau

Không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2024 trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính, bao gồm:

[1] Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có một trong các yếu tố đặc thù sau đây thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp:

+ Có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề;

+ Có địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào;

+ Có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Đơn vị hành chính nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại

[2] Trong giai đoạn 2023 - 2025 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.

[3] Trong giai đoạn 2026 - 2030 không bắt buộc thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã được sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn 2023 - 2025.

Lưu ý: Đối với các trường hợp trên nếu địa phương thấy cần thực hiện sắp xếp để tổ chức hợp lý đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tại phương án tổng thể và đề án sắp xếp đơn vị hành chính của địa phương để trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam? Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào?

Tỉnh lỵ là gì? Danh sách các tỉnh lỵ ở Việt Nam? Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)

Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định phân loại đơn vị hành chính:

Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

Như vậy, đơn vị hành chính được phân loại như sau:

- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt;

- Đơn đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3;

- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3;

- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3;

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào