Đào tạo lái xe máy với người dân tộc thiểu số không biết chữ từ 01/6/2024 được thực hiện như thế nào?
- Năm 2024, người dân tộc thiểu số không biết chữ thi bằng lái xe máy được không?
- Đào tạo lái xe máy với người dân tộc thiểu số không biết chữ từ 01/6/2024 được thực hiện như thế nào?
- Sát hạch để cấp giấy phép lái xe máy cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được thực hiện như thế nào?
Năm 2024, người dân tộc thiểu số không biết chữ thi bằng lái xe máy được không?
Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/06/2024.
Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
...
3. Người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Điều 59. Giấy phép lái xe
...
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
...
Như vậy, theo quy định thì người dân tộc thiểu số không biết chữ có thể thi bằng lái xe máy.
Đào tạo lái xe máy với người dân tộc thiểu số không biết chữ từ 01/6/2024 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đào tạo lái xe máy với người dân tộc thiểu số không biết chữ từ 01/6/2024 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 43 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/06/2024 có quy định về việc đào tạo lái xe đối với người dân tộc thiểu số không biết chữ như sau:
Điều 43. Đào tạo lái xe
...
4. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt:
a) Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 12 và Mục A, Mục B Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư này. Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch;
b) Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi - đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.
Như vậy, việc đào tạo lái xe máy với người dân tộc thiểu số không biết chữ được thực hiện như sau:
- Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 12 và Mục A, Mục B Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch;
- Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi - đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.
Sát hạch để cấp giấy phép lái xe máy cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 44 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/06/2024 có quy định về sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt như sau:
- Nội dung và quy trình sát hạch lái xe: thực hiện theo nội dung và quy trình sát hạch lái xe hạng A1 và A4 quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
- Việc tổ chức sát hạch được thực hiện như sau: tổ chức sát hạch riêng.
+ Sát hạch lý thuyết bằng hình thức hỏi - đáp;
+ Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trên giấy;
+ Thời gian thi là 30 phút.
+ 02 (hai) sát hạch viên thực hiện nhiệm vụ, sát hạch lần lượt cho từng thí sinh;
+ Mỗi thí sinh chọn ngẫu nhiên 01 đề sát hạch trong bộ đề; 01 sát hạch viên đọc câu hỏi và quan sát thí sinh, 01 sát hạch viên đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng mà thí sinh chọn trên bài sát hạch lý thuyết;
+ Sát hạch viên chấm điểm, ký tên xác nhận vào bài sát hạch lý thuyết, biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe và thông báo kết quả sát hạch cho thí sinh.
Thực hiện nội dung sát hạch thông qua người phiên dịch, người phiên dịch phải dịch đúng, đủ câu hỏi của sát hạch viên và câu trả lời của thí sinh; cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm thuê người phiên dịch;
- Thí sinh ký tên hoặc điểm chỉ tại vị trí ký tên trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?