Muốn làm kiểm sát viên thì có thể học trường nào? Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?

Anh chị ơi cho em hỏi: Em sắp thi tốt nghiệp THPT em có mong muốn sau này sẽ làm kiểm sát viên thì có thể thi vào trường nào ạ? Em cảm ơn ạ. Câu hỏi của em Ý đến từ Cà Mau.

Muốn làm kiểm sát viên thì có thể học trường nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều 75. Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo đó, một trong các tiêu chí để trở thành kiểm sát viên đó là phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

Vậy nên, các bạn học sinh có mong muốn làm kiểm sát viên có thể lựa chọn theo học ngành Luật tại các trường đại học đào tạo ngành luật.

Dưới đây là những trường đại học đào tạo ngành luật tại Việt Nam có thể tham khảo:

1. Đại học Luật Hà Nội.

2. Đại học Nội Vụ Hà Nội.

3. Đại học Mở Hà Nội.

4. Đại học Kiểm Sát Hà Nội.

5. Học viện Ngoại giao.

6. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Trường Đại học Luật - Đại học Huế.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/08042024/muon-lam-kiem-sat-vien.jpg

Muốn làm kiểm sát viên thì có thể học trường nào? Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
...

Như vậy, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Những việc Kiểm sát viên không được làm là những việc nào?

Căn cứ theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều 84. Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Dẫn chiếu đến quy định tại Mục 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, những việc Kiểm sát viên không được làm cụ thể đó là:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

- Trường hợp làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

- Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định.

- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm sát viên
Nguyễn Thị Kim Linh
7,361 lượt xem
Kiểm sát viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm sát viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự là mẫu nào? Tải mẫu đề cương tranh luận?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân từ 10/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định về quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên được mặc thường phục dân sự khi thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên có được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào