Quê quán của con được xác định là nơi sinh của cha có đúng không?
Quê quán của con được xác định là nơi sinh của cha có đúng không?
Nơi sinh là địa danh, đơn vị hành chính nơi một cá nhân, công dân được sinh ra. Khác với nhiều người nhầm lẫn rằng nơi sinh là quê quán, trên thực tế, nơi sinh có thể khác với quê quán trong rất nhiều trường hợp. Cụ thể, nơi sinh và quê quán được trình bày là những mục khác nhau khi công dân thực hiện đăng ký khai sinh trên tờ khai hoặc thể hiện trên giấy khai sinh.
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có giải thích cụ thể về quê quán như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
...
Theo đó, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh
Như vậy, cần căn cứ vào giấy khai sinh của cha hoặc mẹ để ghi đúng thông tin về quê quán của con khi thực hiện tờ khai đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.
VD: Quê quán của cha trên giấy khai sinh ghi “Hà Nội”, quê quán của mẹ trên giấy khai sinh là “Nam Định”. Cha mẹ chung sống tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, cha mẹ thỏa thuận chọn quê quán của con theo quê của cha, theo đó, quê quán của con là Hà Nội, nơi sinh cũng được ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội.
Quê quán của con được xác định là nơi sinh của cha có đúng không? (Hình từ Internet)
Xác định quê quán của trẻ bị bỏ rơi để đăng ký khai sinh cho trẻ như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
...
3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
...
Theo đó, cách ghi quê quán trong giấy khai sinh trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định (như lập biên bản sự việc – niêm yết công khai thông tin về việc trẻ bị bỏ rơi) mà vẫn không thể xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ thì:
- Khi đăng ký khai sinh cho trẻ, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh được xác định là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và mục quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ – tức nơi phát hiện ra trẻ.
Do vậy, trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh – nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.
Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi người phát hiện có trách nhiệm phảo thông báo đến cơ quan nào?
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
....
Như vậy, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Lưu ý: Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?