Diễn giả là gì? Muốn làm diễn giả thì có thể học nghành nào?
Diễn giả là gì? Muốn làm diễn giả thì có thể học nghành nào?
Diễn giả trong tiếng Anh là Speakers, là người diễn thuyết hùng biện một vấn đề nào đó trước một nhóm người hoặc công chúng nhằm truyền đạt, chia sẻ trải nghiệm thực tế và cung cấp thông tin một cách có chủ đích. Từ đó thúc đẩy hành động, tạo động lực cho người nghe.
Diễn giả được hiểu là những người có năng lực chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó, họ có độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định.
Những người này thường tổ chức các buổi diễn thuyết, trò chuyện trước công chúng và sử dụng khả năng diễn đạt của mình để truyền tải một thông điệp, tư tưởng nào đó, tạo nên những sự thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ trong lòng người nghe.
Hiện nay tại Việt Nam, chưa có trường đại học, cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành này, hầu hết đều phải tự học. Ngoài ra, dựa vào dựa vào trải nghiệm sống sâu sắc của bản thân để cung cấp thông tin truyền cảm hứng, tạo động lực đến cho người nghe.
Để trở thành diễn giả thì điều quan trọng nhất là tự học. Hiện nay mới chỉ có một số công ty, câu lạc bộ liên kết nước ngoài đào tạo các khóa học. Khóa học về kỹ năng mềm và thực hành phát triển kỹ năng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Diễn giả là gì? Muốn làm diễn giả thì có thể học nghành nào? (Hình từ Internet)
Diễn giả có phải xin cấp phép biểu diễn khi công ty tổ chức buổi diễn thuyết không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau:
Điều 8. Hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật
1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
4. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Như vậy, công ty tổ chức buổi diễn thuyết phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thì không cần xin cấp phép biểu diễn. Hình thức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức chỉ cần thực hiện thông báo với:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
Cần điều kiện gì để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật?
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP xem xét quy định điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật được thực hiện như sau:
Điều 10. Điều kiện, thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này
1. Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
c) Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:
a) Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).
...
Theo đó, để tổ chức biểu diễn nghệ thuật cần đáp ứng điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
- Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?