Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ quy định Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:
Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như sau:
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Lưu ý: Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Tổ chức cần đáp ứng các điều kiện mới được coi là pháp nhân?
Căn cứ quy định Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, để được công nhân là pháp nhân thì một tổ chức cần phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều lệ của pháp nhân như sau:
Điều 77. Điều lệ của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Như vậy, điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên gọi của pháp nhân;
- Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
- Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
- Vốn điều lệ, nếu có;
- Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
- Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
- Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
- Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Pháp nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?