15 tháng 4 năm 2024 âm lịch là ngày mấy dương lịch? 15 tháng 4 âm lịch có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam?
15 tháng 4 năm 2024 âm lịch là ngày mấy dương lịch?
Ngày lễ Phật đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Thái tử Tất - Đạt - Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ra đời. Đây là dịp để các tín đồ Phật tử nhớ nghĩ, tri ân sự xuất hiện của Ngài trên thế gian này.
Ý nghĩa lễ Phật Đản như một thông điệp gửi đến cho toàn thế giới và nhân loại để hiểu giá trị của cuộc sống, sống chân thật, mọi người nên biết yêu thương, quý trọng, giúp đỡ nhau để có cuộc sống hoan hỉ. Mong sao cho thế giới hòa bình, an vui, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn thể nhân dân và nhân loại.
Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo Việt Nam. Ngày lễ này được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo lịch vạn niên, ngày 15 tháng 4 năm 2024 âm lịch tức ngày Lễ Phật đản sẽ rơi vào Thứ tư nhằm ngày 22/5/2024 dương lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
15 tháng 4 năm 2024 âm lịch là ngày mấy dương lịch? 15 tháng 4 âm lịch có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Ngày 15 tháng 4 năm 2024 âm lịch có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, 15 tháng 4 âm lịch tức ngày lễ Phật đản không phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo Việt Nam. Nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối tượng để được trở thành người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng là ai?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng như sau:
- Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng;
- Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử;
- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?