Bệnh Lao là bệnh gì? Phân loại bệnh Lao như thế nào?

Xin cho tôi hỏi: Bệnh Lao là bệnh gì, Bộ Y tế phân loại bệnh Lao dựa trên các tiêu chí nào và phân thành các loại nào? (Câu hỏi từ anh Khánh - Sóc Trăng).

Bệnh Lao là bệnh gì?

Căn cứ Tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần 1 Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao ban hành kèm theo Quyết định 162/QĐ-BYT năm 2024 quy định về bệnh Lao như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Bệnh lao: là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB) gây nên. Bệnh lao có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%), nguồn lây chính cho người xung quanh. Bệnh lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi. Bệnh lao có thể gây tử vong, nhưng có thể điều trị khỏi và dự phòng.
...

Như vậy, bệnh Lao là bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Bệnh Lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt bụi nhỏ có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc bệnh lao phổi ho, khạc, hắt hơi. Bệnh Lao có thể gây tử vong, nhưng có thể điều trị khỏi và dự phòng.

Bệnh Lao là bệnh gì? Phân loại bệnh Lao như thế nào?

Bệnh Lao là bệnh gì? Phân loại bệnh Lao như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân loại bệnh Lao như thế nào?

Căn cứ Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao ban hành kèm theo Quyết định 162/QĐ-BYT năm 2024 quy định về phân loại bệnh Lao.

Theo đó, việc phân loại bệnh Lao dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể bao gồm:

- Phân loại bệnh Lao theo vị trí giải phẫu:

+ Lao phổi;

+ Lao ngoài phổi.

- Phân loại bệnh Lao theo tiền sử điều trị bệnh lao trước đó:

+ Lao mới;

+ Điều trị lại;

+ Bệnh nhân không rõ về tiền sử điều trị lao.

- Phân loại bệnh Lao theo tình trạng nhiễm HIV:

+ Người bệnh Lao HIV dương tính;

+ Người bệnh Lao HIV âm tính;

+ Người bệnh Lao không rõ tình trạng HIV.

- Phân loại bệnh Lao theo bằng chứng vi khuẩn:

+ Lao có bằng chứng vi khuẩn học;

+ Lao không có bằng chứng vi khuẩn.

- Phân loại bệnh Lao theo tính nhạy cảm và kháng thuốc của vi khuẩn lao:

+ Lao nhạy cảm thuốc;

+ Lao kháng thuốc.

- Phân loại bệnh Lao theo phân loại bệnh quốc tế (ICD): Quy định tại Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 và hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 4469/QĐ-BYT năm 2020.

Các triệu chứng nào là triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao phổi?

Căn cứ Tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao ban hành kèm theo Quyết định 162/QĐ-BYT năm 2024 quy định về triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao phổi như sau:

1. Người nghi mắc bệnh lao
Người nghi mắc bệnh lao là người có ít nhất một trong các biểu hiện sau: (1) triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao, (2) tình trạng bệnh lý hoặc yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, (3) hình ảnh bất thường nghi lao trên Xquang ngực hoặc phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
1.1. Triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao
a) Triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao phổi:

Theo đó, các triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh lao phổi bao gồm:

- Đối với người lớn:

+ Ho kéo dài trên 02 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể có các biểu hiện:

++ Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi;

++ Sốt nhẹ về chiều, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 02 tuần;

++ Ra mồ hôi đêm;

++ Đau ngực, đôi khi khó thở.

- Đối với trẻ em: Bệnh diễn biến kéo dài trên 02 tuần, với ít nhất một trong các biểu hiện:

+ Ho kéo dài;

+ Khò khè kéo dài, tái diễn không đáp ứng với thuốc giãn phế quản;

+ Giảm cân hoặc không tăng cân không rõ nguyên nhân trong vòng 03 tháng gần đây;

+ Sốt không rõ nguyên nhân;

+ Mệt mỏi, giảm chơi đùa;

+ Chán ăn;

+ Ra mồ hôi đêm;

+ Triệu chứng viêm phổi cấp tính không đáp ứng với điều trị kháng sinh 02 tuần.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Não mô cầu là vi khuẩn gì? Bệnh viêm não mô cầu ở người lớn có nguy hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng khám đa khoa có được tổ chức khám bệnh nghề nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ ngày 22/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Quân y 15 từ ngày 29/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm A là gì? Bệnh cúm A thường sốt bao nhiêu độ? Cách phòng tránh bệnh cúm hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
GCP là gì trong y tế? Đoàn đánh giá GCP trong y tế sẽ do cơ quan nào thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa ở Việt Nam do virus nào gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Trần Thị Ngọc Huyền
1,681 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào