Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới nhất năm 2024?
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
Đối chiếu với quy định trên, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc các trường hợp dưới đây bằng cách nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đến Tòa án có thẩm quyền:
- Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.
Ngoài ra trong trường hợp tình thế cấp thiết cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới nhất năm 2024: Tại đây
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 135 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Điều 135. Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo đó, Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau đây:
- Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Theo quy định này, trước khi mở phiên tòa thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ thuộc thẩm quyền của Thẩm phán.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?