Tham ô tài sản dùng để quyên góp cho người nghèo, vùng khó khăn, vùng thiên tai thì bị xử lý như thế nào?

Tôi thắc mắc rằng Giám đốc tự ý lấy tiền công ty dùng quyên góp cho quỹ cứu trợ vùng thiên tai để sử dụng thì có truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức phạt như thế nào? Câu hỏi từ anh Thông - Cần Thơ

Tham ô tài sản dùng để quyên góp cho người nghèo, vùng khó khăn, vùng thiên tai thì bị xử lý như thế nào?

Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý (theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015).

Căn cứ tại khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định rằng, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Điều 353. Tội tham ô tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Theo đó, người nào có hành vi tham ô tài sản mà những tài sản đó được dùng vào những mục đích sau đây thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo;

- Xóa đói, giảm nghèo;

- Tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

- Các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Như vậy, nếu Giám đốc lợi dụng chức vụ quyền hạn, tự ý lấy tiền công ty dùng quyên góp cho người nghèo, vùng bị thiên tai, dịch bệnh hay các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (cụ thể trong trường này là quỹ cứu trợ vùng thiên tai) để sử dụng vào mục đích cá nhân thì có thể bị phạt tù cao nhất đến 15 năm.

Tham ô tài sản dùng để quyên góp cho người nghèo, vùng khó khăn, vùng thiên tai thì bị xử lý như thế nào?

Tham ô tài sản dùng để quyên góp cho người nghèo, vùng khó khăn, vùng thiên tai thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Tham ô tài sản thì có bị kết án tử hình không? Trường hợp nào người tham ô tài sản không bị thi hành án tử hình?

Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị kết án tử hình theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Điều 353. Tội tham ô tài sản
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Theo quy định trên, người phạm tội tham ô tài sản chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên thì có thể bị tử hình.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt tử hình như sau:

Điều 40. Tử hình
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Như vậy, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể thoát án tử hình. Khi đó, hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân.

Phân biệt Tội Tham ô tài sản và Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có điểm chung giống nhau đều là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Để phân biệt được hai tội này thì dựa vào những đặc điểm riêng của mỗi tội, được phân tích theo bảng dưới đây:

TIÊU CHÍ

TỘI THAM Ô TÀI SẢN

TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Cơ sở pháp lý

Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Chủ thể

Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Đối tượng tác động

Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý.

Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, đó có thể là tài sản của Nhà nước.

Dấu hiệu tội phạm

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí thành tài sản cá nhân, làm mất đi 1 khối lượng tài sản nhất định của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lý.

Lợi dụng lòng tin của người khác để vay, mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó, sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp.

Mức phạt

- Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

- Mức phạt tối đa: phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trân trọng!

Tội tham ô tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội tham ô tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm tham nhũng nộp lại tài sản thì có giảm nhẹ tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào thì hình phạt tử hình tội tham ô tài sản được chuyển thành tù chung thân?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội tham ô tài sản theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham ô tài sản bao nhiêu thì tử hình? Không áp dụng hình phạt tử hình đối các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham ô tài sản dùng để quyên góp cho người nghèo, vùng khó khăn, vùng thiên tai thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham ô tài sản là gì? Người có hành vi tham ô tài sản sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Khi nào bị xử lý hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tội phạm nào được xem là tội phạm tham nhũng?
Hỏi đáp pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tham ô tài sản có bị tử hình không? Đảng viên tham ô tài sản có bị khai trừ ra khỏi Đảng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội tham ô tài sản
Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
684 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào