LGBT là ngày gì? Tháng Tự hào LGBT là tháng nào? Pháp luật Việt Nam quy định về LGBT thế nào?
LGBT là ngày gì? Tháng Tự hào LGBT là tháng nào?
[1] LGBT là ngày gì?
Ngày 17/5 hàng năm là ngày thế giới chống lại nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với người thuộc cộng đồng song tính, đồng tính và chuyển giới (còn gọi là LGBT).
Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day trong một thời gian dài. Đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
Đến ngày 17/5/2014, với nỗ lực không ngừng của 24.000 cá nhân và các tổ chức về LGBT, ngày 17/5 chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT).
Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT chính thức công nhận tại nhiều nước nước như Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên minh châu Âu EU...
[2] Tháng Tự hào LGBT là tháng nào?
Tháng 6 được coi là Pride Month - Tháng Tự hào LGBT, là thời điểm mà cộng đồng LGBT trên khắp thế giới cùng tôn vinh sự tự do khi họ được làm chính mình. Họ đã phải đấu tranh trong nhiều thập kỷ để vượt qua định kiến và được chấp nhận bởi xã hội.
Tháng Tự hào LGBT không chỉ dành riêng cho cộng đồng LGBT. Đây còn là sự kiện kết nối tất cả những người đã và đang đồng hành cùng cộng đồng này.
Tháng Tự Hào - Pride Month vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam nhưng có chương trình Viet Pride tổ chức vào tháng 8 đến tháng 10 hằng năm.
VietPride là sự kiện tự hào của cộng đồng LGBT tại Việt Nam cùng với gia đình, người thân và bạn bè ủng hộ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
LGBT là ngày gì? Tháng Tự hào LGBT là tháng nào? Pháp luật Việt Nam quy định về LGBT thế nào? (Hình từ Internet)
Hôn nhân đồng tính có còn bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
...
Như vậy, theo quy định trên hiện nay thì pháp luật không nghiêm cấm hôn nhân đồng tính, pháp luật chỉ không thừa nhận.
Pháp luật Việt Nam quy định về LGBT thế nào?
Tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định các trường hợp cấm kết hôn có giữa những người cùng giới tính như sau:
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
....
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
Và do đây là hành vi vi phạm pháp luật nên người nào vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (hiện văn bản đã hết hiệu lực).
Tuy nhiện, tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định về vấn đề này như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
...
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Đây có thể coi là một trong những bước tiến quan trọng trong việc tương lai Việt Nam có thể chấp nhận quan hệ hôn nhân đồng giới. Nếu trước đây, những người có cùng giới tính sẽ không được phép kết hôn với nhau.
Còn hiện nay, theo quy định trên, người đồng giới dù có kết hôn thì cũng chỉ không được pháp luật thừa nhận. Điều đó đồng nghĩa, những người đồng giới có thể làm đám cưới với nhau nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, so với quy định trước đây, hiện nay, pháp luật Việt Nam đã nới lỏng hơn với quan hệ hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, cũng rất khó để biết chính xác thời điểm Việt Nam chấp nhận mối quan hệ hôn nhân đồng giới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?