Danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 sử dụng trong năm học 2024-2025?
Danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 sử dụng trong năm học 2024-2025?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BGDĐT năm 2024.
Theo đó, năm học 2024-2025, cơ sở giáo dục phổ thông được sử dụng sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 thuộc danh sách sau:
TT | TÊN SÁCH GIÁO KHOA | TÊN TÁC GIẢ | NHÀ XUẤT BẢN |
1 | Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 | Nghiêm Viết Hải (Tổng Chủ biên), Đoàn Chí Kiên (Chủ biên), Hoàng Quốc Huy, Mai Đức Kiên, Doãn Văn Nghĩa. | Giáo dục Việt Nam |
2 | Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 | Nguyễn Thiện Minh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Hạnh (Chủ biên), Nguyễn Đức Đăng, Phí Văn Hạnh, Uông Thiện Hoàng, Nguyễn Văn Tình, Hoàng Lê Nam, Lương Hồng Sinh. | Đại học Sư phạm |
Danh mục sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 sử dụng trong năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Nội dung sách giáo khoa phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 5 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đối với nội dung sách giáo khoa như sau:
Điều 5. Nội dung sách giáo khoa
1. Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
2. Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
3. Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
4. Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Như vậy, nội dung sách giáo khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh trong sách giáo khoa phải bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh;
- Các số liệu, sự kiện, hình ảnh trong sách giáo khoa phải có nguồn gốc rõ ràng.
- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phải phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sách giáo khoa phải được thể hiện một cách hợp lý.
Sách giáo khoa được biên soạn theo cấu trúc như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về cấu trúc sách giáo khoa như sau:
Điều 7. Cấu trúc sách giáo khoa
1. Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần cơ bản sau: phần, chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.
2. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Như vậy, sách giáo khoa phải được biên soạn theo cấu trúc có đủ 05 thành phần cơ bản sau:
[1] Phần;
[2] Chương hoặc chủ đề;
[3] Bài học;
[4] Giải thích thuật ngữ;
[5] Mục lục.
Bên cạnh đó, các bài học trong sách giáo khoa phải được biên soạn theo cấu trúc gồm 04 thành phần cơ bản gồm:
[1] Mở đầu;
[2] Kiến thức mới;
[3] Luyện tập;
[4] Vận dụng.
Biên soạn sách giáo khoa phải thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa.
Theo đó, sách giáo khóa phải được biên soạn theo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam;
- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông;
- Bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.
- Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sách giáo khoa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?