Bằng lái xe B1, B2 lái xe gì? Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?
Bằng lái xe B1, B2 lái xe gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định phân hạn giấy phép lái xe như sau:
Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
...
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
...
Như vậy, bằng lái xe B1, B2 lái được các loại xe sau:
[1] Bằng lái xe B1 số tự động
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
[2] Bằng lái xe B1
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
[3] Bằng lái xe B2
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Bằng lái xe B1, B2 lái xe gì? Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? (Hình từ Internet)
Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?
Bằng lái xe B1 và B2 có những điểm khác nhau sau đây:
Bằng lái xe B1 | Bằng lái xe B2 | |
Loại xe được lái | Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô dùng cho người khuyết tật. - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. ( Quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT) | Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô dùng cho người khuyết tật. - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. (Quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT) |
Thời hạn sử dụng | Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. (Quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) | Thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. (Quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) |
Thời gian đào tạo | - Đào tạo Lý thuyết: 136 giờ - Đào tạo thực hành: 68 giờ - Tổng thời gian đào tạo: 204 giờ (Quy định Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) | - Đào tạo Lý thuyết: 168 giờ - Đào tạo thực hành: 84 giờ - Tổng thời gian đào tạo: 220 giờ (Quy định Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) |
Hết hạn bằng lái xe có đổi được không hay phải thi lại?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cấp lại giấy phép lái xe như sau:
Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
Như vậy, khi hết hạn bằng lái xe việc cấp lại được quy định như sau:
- Từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: Thi sát hạch lại lý thuyết
- Từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: Thi sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?