Đề xuất bổ sung quy định về lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử?
Đề xuất bổ sung quy định về lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử?
Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi. Dự thảo Luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân.
Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi đó là đề xuất bổ sung quy định về lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử.
Cụ thể tại Điều 135 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi quy định Chánh án Tòa án quyết định phân công ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan theo quy định của pháp luật.
Xem thêm chi tiết Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi: Tại đây
Lưu ý: Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chưa có văn bản chính thức.
Đề xuất bổ sung quy định về lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm có những ai?
Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau:
Điều 63. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
Theo đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sẽ gồm có 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân.
- Trong trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thì chỉ cần một Thẩm phán tiến hành.
- Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân.
- Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
- Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
Tòa án tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, ngoại trừ trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện dưới đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ.
- Tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ các trường hợp sau:
+ Đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
+ Đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn mà xuất hiện các tình tiết mới dưới đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án sẽ ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định.
- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá.
- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập.
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ các trường hợp sau:
+ Đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
+ Đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?