Chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như thế nào?

Cho tôi hỏi: Tứ thân phụ mẫu gồm những ai? Chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như thế nào? Câu hỏi từ chị Trâm - Huế

Tứ thân phụ mẫu gồm những ai?

Tứ thân phụ mẫu là một thuật ngữ truyền thống của nền văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Nó được sử dụng để chỉ ra bốn hình thức quan hệ tình thân gia đình, bao gồm cả bố mẹ nuôi và bố mẹ ruột.

Bố mẹ của chúng ta thường được gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng được gọi là thân phụ và thân mẫu. Các cụ xưa thường gọi bốn vị gọn lại là tứ thân phụ mẫu. Như vậy, tứ thân phụ mẫu chính là:

- Cha mẹ ruột là người sinh ra và nuôi dưỡng ta.

- Cha mẹ vợ/chồng là cha của vợ/chồng ta.

Chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như thế nào?

Chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 có thể thấy, về thăm hỏi tứ thân phụ mẫu hiện nay từ Công đoàn như sau:

Điều 4. Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động
1. Chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động
...
2. Thăm hỏi, trợ cấp
2.1. Chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn
- Cán bộ, công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong, thân nhân của CBCC được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; Chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.
...

Như vậy, chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như sau:

- Trường hợp cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; Chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.

- Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần;

Nếu có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.

Nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên như sau:

Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên
...
2. Nhiệm vụ của đoàn viên
a. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Như vậy, nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam gồm có:

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn;

- Không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

- Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đoàn viên công đoàn
Nguyễn Thị Hiền
19,932 lượt xem
Đoàn viên công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đoàn viên công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên không dự họp kỳ họp công đoàn trong một năm bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu thăm hỏi đoàn viên công đoàn mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thăm hỏi tứ thân phụ mẫu của cán bộ, đoàn viên công đoàn hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên Công đoàn Việt Nam bị mất việc làm có được tạm dừng đóng đoàn phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xử lý kỷ luật đoàn viên công đoàn vi phạm pháp luật năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên bị mất việc làm có được tạm dừng đóng phí công đoàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được gia nhập Công đoàn Việt Nam? Đối tượng nào không được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xử lý kỷ luật đoàn viên công đoàn tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên Công đoàn có được tư vấn pháp luật miễn phí về lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đoàn viên công đoàn có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào