Khu vực nào phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất?

Khu vực nào phải được đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất? Nội dung đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm các nội dung gì?

Khu vực nào phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất gồm có:

- Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;

- Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;

- Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau:

+ Loại hình khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại;

+ Loại hình chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại;

+ Loại hình sản xuất gang, thép, luyện kim, ngoại trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu;

+ Loại hình sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết);

+ Loại hình lọc, hóa dầu;

+ Loại hình nhiệt điện, ngoại trừ sử dụng khí, dầu DO;

+ Loại hình tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại;

+ Loại hình có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm;

+ Loại hình sản xuất pin, ắc quy;

- Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Khu vực nào phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất?

Khu vực nào phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất? (Hình từ Internet)

Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm các nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất nhằm xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ, quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường;
c) Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm.
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và xác định trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về cách thức, phương pháp, mạng lưới lấy mẫu phân tích sơ bộ, chi tiết chất lượng môi trường đất tại hiện trường.

Theo đó, nội dung điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm các nội dung sau đây:

- Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;

- Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường;

- Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm.

- Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Tải về Mẫu số 03 - Mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất: Tại đây.

Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay là các hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay đó là:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên;

- Sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

-. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trân trọng!

Chất lượng môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chất lượng môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực nào phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Các màu sắc nào biểu thị cho chất lượng môi trường không khí ô nhiễm? Mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất được quy định bằng màu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chất lượng môi trường
Nguyễn Thị Kim Linh
475 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào