Cấp lại bằng lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại hay không?
Cấp lại bằng lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
...
Theo đó, việc cấp lại bằng lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại hay không sẽ tùy vào từng trường hợp và được xác định cụ thể như sau:
- Bằng lái xe quá hạn dưới 03 tháng: không phải thi sát hạch,
- Bằng lái xe quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết,
- Bằng lái xe quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Cấp lại bằng lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét cấp lại bằng lái xe quá hạn gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
...
2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị xét cấp lại bằng lái xe quá hạn bao gồm những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có).
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, ngoại trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam.
- Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài.
Lưu ý: Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ để đối chiếu.
Có mấy loại bằng lái xe có thời hạn được sử dụng tại Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 59. Giấy phép lái xe
...
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
...
Theo quy định này, có 09 loại bằng lái xe có thời hạn được sử dụng tại Việt Nam hiện nay gồm: hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?