Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là công chức hay viên chức?

Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng được xác định là công chức hay viên chức?

Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là công chức hay viên chức?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Điều 19. Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

Điều 4. Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...

Căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là trưởng phòng công chứng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Do đó, người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng được xác định là công chức.

Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là công chức hay viên chức?

Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là công chức hay viên chức? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng gồm có:

- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Tuy nhiên, các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên
...
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
e) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
g) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
...

Theo quy định này, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm những giấy tờ dưới đây:

- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, theo mẫu TP-CC-03 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

- Bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người đại diện theo pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
2,575 lượt xem
Người đại diện theo pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người đại diện theo pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã có thể có bao nhiêu người đại diện theo pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là công chức hay viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi người đại diện theo pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế có bị tạm hoãn xuất cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chuẩn pháp lý mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần thì cần thực hiện thủ tục nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định tư cách tham gia tố tụng khi doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi người đại diện theo pháp luật vắng mặt trong doanh nghiệp chỉ có 01 người đại diện, ai được thực hiện thay công việc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đại diện theo pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào