Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024?

Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024?

Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024?

Ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 21/2024/TT-BTC quy định về định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Thông tư 21/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/5/2024 và thay thế Thông tư 161/2015/TT-BTC quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm Theo Thông tư 21/2024/TT-BTC quy định định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024 như sau:

Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập xuất hàng dự trữ quốc gia khi nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

Điều 35. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các tình huống sau đây:
a) Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố dịch bệnh xảy ra tại địa phương;
b) Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, cứu đói;
c) Khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến;
d) Đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.
2. Quy trình xuất hàng dự trữ quốc gia:
a) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy han nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý lĩnh vực có văn bản báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp sau:

- Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố dịch bệnh xảy ra tại địa phương;

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, cứu đói;

- Khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến;

- Đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.

Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024?

Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024? (Hình từ Internet)

Bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 51 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia:

Điều 51. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
1. Hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng đúng địa điểm quy định, bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn.
2. Bảo quản hàng dự trữ quốc gia nếu hao hụt quá định mức theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản phải bồi thường đối với số lượng hao hụt quá định mức đó; trường hợp giảm hao hụt so với định mức thì đơn vị, cá nhân được trích thưởng theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy, bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo nguyên tắc sau:

- Hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng đúng địa điểm quy định, bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn.

- Bảo quản hàng dự trữ quốc gia nếu hao hụt quá định mức theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản phải bồi thường đối với số lượng hao hụt quá định mức đó; trường hợp giảm hao hụt so với định mức thì đơn vị, cá nhân được trích thưởng theo quy định của Chính phủ.

- Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản phải được phục hồi hoặc xuất bán kịp thời để hạn chế thiệt hại.

- Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm chất lượng do nguyên nhân khách quan thì đơn vị, cá nhân bảo quản không phải bồi thường; trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dự trữ quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có chức trách, nhiệm vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự trữ quốc gia
Phan Vũ Hiền Mai
364 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào