Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng các chế độ hỗ trợ nào?
Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng các chế độ hỗ trợ nào?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định như sau:
Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.
Theo đó, nạn nhân của các vụ mua bán người có thể được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
(1) Nạn nhân là công dân Việt Nam
- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
- Hỗ trợ y tế;
- Hỗ trợ tâm lý;
- Trợ giúp pháp lý;
- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
(2) Nạn nhân là người nước ngoài
- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
- Hỗ trợ y tế;
- Hỗ trợ tâm lý;
- Trợ giúp pháp lý.
(3) Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân
- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
- Hỗ trợ y tế;
- Hỗ trợ tâm lý.
Nạn nhân bị mua bán người được hưởng các chế độ hỗ trợ nào? (Hình từ Internet)
Hành vi bị nghiêm cấm về phòng, chống mua bán người là các hành vi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011, các hành vi bị nghiêm cấm về phòng, chống mua bán người đó là:
- Mua bán người trái quy định.
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi mua bán người và chuyển giao hoặc tiếp nhận người trái quy định.
- Cưỡng bức người khác, môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Mua bán người trái quy định.
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi mua bán người và chuyển giao hoặc tiếp nhận người trái quy định.
- Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi vi phạm về phòng, chống mua bán người.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
- Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi vi phạm về phòng, chống mua bán người.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
- Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
- Giả mạo là nạn nhân.
- Hành vi vi phạm khác.
Có mấy hình thức tuyên truyền về phòng, chống mua bán người?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định như sau:
Điều 7. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b) Cung cấp tài liệu;
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, có 06 hình thức tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cụ thể là:
- Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
- Cung cấp tài liệu;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
- Hình thức khác phù hợp với quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?