Đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có phải là tài liệu bí mật nhà nước hay không?
Đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có phải là tài liệu bí mật nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 quy định về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1. Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
2. Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.
Theo đó, đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa công khai là tài liệu bí mật nhà nước độ Tối mật.
Như vậy, hiện tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chưa diễn ra nên chưa công bố đề thi chính thức. Do đó, đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là tài liệu bí mật nhà nước độ Tối mật.
Đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có phải là tài liệu bí mật nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Bí mật nhà nước được chia làm bao nhiêu loại?
Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về phân loại bí mật nhà nước như sau:
Phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Như vậy, căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được chia làm 3 loại bao gồm Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; Bí mật nhà nước độ Tối mật và Bí mật nhà nước độ Mật.
Giao tài liệu chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về giao tài liệu chứa bí mật nhà nước.
Theo đó, giao tài liệu chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Trước khi giao tài liệu: đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
- Tài liệu phải làm bì hoặc đóng gói riêng theo nguyên tắc sau:
+ Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được;
+ Hồ dán phải dính, khó bóc;
- Tài liệu chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì:
++ Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì;
++ Trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
- Tài liệu chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu bên trong;
- Việc giao tài liệu phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
- Nơi gửi tài liệu phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
- Việc giao tài liệu là văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
- Trường hợp tài liệu chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?