Từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai có vi phạm pháp luật không?

Từ chối nhập học với thí sinh tham gia tuyển sinh đại học đang mang thai nhưng có đủ điều kiện nhập học thì có bị xử phạt không?

Từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai như sau:

Điều 9. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;
b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
...

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Theo đó, hành vi từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai nhưng có đủ điều kiện nhập học theo thông báo tuyển sinh là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, hành vi từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc phải khôi phục quyền lợi hợp pháp của thí sinh theo đúng quy định.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trêu là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai có vi phạm pháp luật không?

Từ chối tuyển sinh đại học đối với thí sinh đang mang thai có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

Căn cứ khoản 4 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
...
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
...

Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm các hành vi sau:

- Có quy định khau nhau về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh giữa nam và nữ;

- Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;

- Từ chối tuyển sinh vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ đối với những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng ;

- Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thể hiện qua sự bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng, trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo, tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, các nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi sẽ được hỗ trợ theo quy định.

Theo đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thúc đẩy thông qua việc quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo và hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Tuyển sinh Đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tuyển sinh Đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Học viện Chính sách và Phát triển năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Trường Đại học Sài Gòn năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trúng tuyển đại học nhưng không nhập học có sao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết lịch nhập học các trường đại học năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viện Hàng không Việt Nam xét tuyển bổ sung đại học năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền sơ yếu lý lịch nhập học cho sinh viên 2024 chuẩn xác nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM xét tuyển bổ sung năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tuyển sinh Đại học
Trần Thị Ngọc Huyền
739 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tuyển sinh Đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyển sinh Đại học

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024: tổng hợp văn bản về quy chế tuyển sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào