Mẫu bài văn Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024?

Hướng dẫn giúp em bài văn mẫu bài văn Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024?

Mẫu bài văn Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024?

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có triển khai về việc tham gia Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024;

Theo đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc quận tuyên truyền, triển khai Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 đến các em học sinh và tạo điều kiện để học sinh tham Cuộc thi.

Thời hạn: Gửi bài thi trước ngày 20/04/2024.

Anh/chị có thể tham khảo Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 sau đây:

Chủ đề 1:

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là những mầm non cần được che chở, bảo vệ và bồi dưỡng để phát triển toàn diện. Thế nhưng, trong những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường và lao động trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến, len lỏi vào môi trường giáo dục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ trẻ.

Vậy nguyên nhân xuất phát vấn đề này từ đâu?

Đầu tiên, thiếu nhận thức về tác hại của bạo lực học đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi sai trái.

Do lứa tuổi còn non trẻ, nhiều học sinh chưa hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của bạo lực, dẫn đến hành động theo bản năng, thiếu kiềm chế. Khi mâu thuẫn xảy ra, học sinh dễ dàng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, gây tổn thương cho người khác và ảnh hưởng đến bản thân.

Thứ hai, sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con, dễ bị thiếu hụt kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách văn minh.

Thứ ba, môi trường giáo dục chưa lành mạnh cũng góp phần tạo nên bạo lực học đường.

Hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng to lớn. Đối với học sinh bị bạo hành sẽ phải chịu tổn thương về cả thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và sự phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, bạo lực học đường còn ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, tạo nên tâm lý bất an, lo lắng cho học sinh và giáo viên.

Vấn nạn bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết triệt để. Để thực hiện điều này, cần có sự chung tay góp sức của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, giáo dục con cái, rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Nhà trường cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bạo lực học đường.

Chủ đề 2:

Vấn đề lao động trẻ em cũng là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Biểu hiện của vấn đề này là trẻ em trong độ tuổi đi học phải tham gia lao động để kiếm sống, thay vì được học tập và vui chơi.

Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố có thể kể đến như do gia đình khó khăn, cần có thêm nguồn thu nhập nên một số học sinh buộc phải nghỉ học để kiếm sống, phụ giúp gia đình. Mặt khác, có những trường hợp gia đình quan niệm sai lầm rằng lao động sớm sẽ giúp trẻ rèn luyện tính tự lập.

Từ đó, trẻ em phải lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí tuệ và tương lai sau này. Và càng về sau mặt tâm lý của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và hình thành nhân cách lệch lạc.

Phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng để xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho thế hệ trẻ.

Mẫu bài văn về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em?

Mẫu bài văn Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với trẻ em?

Tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 có quy định hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em bao gồm:

- Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

- Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

- Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

- Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

- Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

- Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

- Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

- Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

- Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

- Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

- Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

- Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

- Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

- Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Trẻ em nào có hoàn cảnh đặc biệt?

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 có quy định trẻ có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

- Trẻ em bị bỏ rơi;

- Trẻ em không nơi nương tựa;

- Trẻ em khuyết tật;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

- Trẻ em vi phạm pháp luật;

- Trẻ em nghiện ma túy;

- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

- Trẻ em bị bóc lột;

- Trẻ em bị xâm hại tình dục;

- Trẻ em bị mua bán;

- Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

- Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào