Mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024? Hiện nay có các biện pháp nào phòng ngừa bạo lực học đường?

Mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024? Hiện nay có các biện pháp nào phòng ngừa bạo lực học đường?

Mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024?

Dưới đây là một số mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 có thể tham khảo:

Bài vẽ 1

Bài vẽ 2

bài vẽ 4

bài vẽ 3

Lưu ý: Các mẫu chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024?

Mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024? Hiện nay có các biện pháp nào phòng ngừa bạo lực học đường? (Hình từ Internet)

Chủ đề bài dự thi Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 đối với học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ theo Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2024, chủ đề bài dự thi Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đườnglao động trẻ em năm 2024 đối với học sinh tiểu học như sau:

- Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường

+ Khuyến khích hành động đẹp giữ gìn trường học hạnh phúc, an toàn trật tự; môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực học đường.

+ Phê bình các hình thức gây bạo lực học đường.

- Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em

+ Tuyên truyền về tác hại của lao động trẻ em.

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đi học nhằm góp phần trang bị tri thức, kỹ năng cho trẻ em hướng tới việc làm bền vững, tương lai tươi sáng.

- Hình thức trình bày: Vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu (như bút chì, màu sáp, bút lông...).

Hiện nay có các biện pháp nào phòng ngừa bạo lực học đường?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Phòng, chống bạo lực học đường
1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
3. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
....

Đối chiếu với quy định này, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào