Thực phẩm chức năng là gì? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những gì?

Thực phẩm chức năng là gì? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những gì?

Thực phẩm chức năng là gì?

Căn cứ khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
...

Theo quy định trên, thực phẩm chức năng là sản phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm chức năng bao gồm các loại sau:

- Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được dùng để bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Thực phẩm dinh dưỡng y học là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt, là loại thực phẩm được sử dụng để:

+ Bổ sung hoặc thay thế một phần hoặc toàn bộ khẩu phần ăn thông thường.

+ Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

+ Hỗ trợ điều trị các bệnh lý hoặc tình trạng dinh dưỡng đặc biệt.

Thực phẩm chức năng là gì? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những gì?

Thực phẩm chức năng là gì? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những gì? (Hình từ Internet)

Quảng cáo thực phẩm chức năng phải có các nội dung nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm:

Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Theo đó, quảng cáo thực phẩm chức năng phải có các nội dung sau:

- Tên thực phẩm chức năng;

- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

- Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những gì?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những giấy tờ sau:

[1] Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo

Tải về

[2] Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

[3] Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

- Trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình:

+ 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm

+ 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

- Trường hợp quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình:

+ 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu

+ File mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

- Trường hợp quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:

+ 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm

+ 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

+ 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu

+ File mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

+ Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực, chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể);

+ Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự;

+ Bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

[4] Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

[5] Ngoài ra, có các yêu cầu khác đối với hồ sơ như sau:

- Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:

+ Văn bản ủy quyền hợp lệ;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

- Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:

+ Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh.

+ Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

+ Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài.

+ Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;

- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.

- Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4.

- Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

Trân trọng!

Quảng cáo thực phẩm chức năng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo thực phẩm chức năng
Hỏi đáp Pháp luật
Thực phẩm chức năng là gì? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên đến 60.000.000 đồng?
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo thực phẩm chức năng phải ghi 'Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo thực phẩm chức năng
Phan Vũ Hiền Mai
2,436 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo thực phẩm chức năng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào