Bán hàng trực tiếp theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là gì? Có các hình thức bán hàng trực tiếp nào?
Bán hàng trực tiếp theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là gì? Có các hình thức bán hàng trực tiếp nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về bán hàng trực tiếp như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng;
b) Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới;
c) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
...
Như vậy, theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, bán hàng trực tiếp là hình thức bán hàng mà tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng.
Bán hàng trực tiếp bao gồm 03 hình thức sau:
- Bán hàng tận cửa;
- Bán hàng đa cấp;
- Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên.
Bán hàng trực tiếp theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là gì? Có các hình thức bán hàng trực tiếp nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bán hàng tận cửa có cần phải lập thành văn bản không?
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về hợp đồng bán hàng tận cửa như sau:
Hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn này, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết.
Như vậy, hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và phải cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng bán hàng tận cửa, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết.
Trách nhiệm của cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa là gì?
Căn cứ Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm của cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa
...
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này khi bán hàng tận cửa có trách nhiệm sau đây:
a) Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
b) Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;
c) Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, chính xác, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cá nhân kinh doanh hoạt động bán hàng tận cửa có trách nhiệm sau đây:
- Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;
- Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, chính xác, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong trường hợp nào?
- Xe ô tô nào được phân loại theo mục đích sử dụng từ 01/01/2025?
- Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần gồm những giấy tờ gì?
- Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới được quy định như thế nào?