Nội dung đề văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như thế nào?
Nội dung đề văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT đã quy định như sau:
Yêu cầu đối với đề thi
1. Đề thi cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi phải đạt các yêu cầu dưới đây:
a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
b) Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
c) Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
đ) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi
1. Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
3. Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).
4. Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.
Theo Quy chế này, nội dung đề thi của các bài thi mỗi môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Vì vậy, nội dung đề văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cũng sẽ tập trung trong chương trình THPT và chủ yếu là chương trình lớp 12.
Nội dung đề văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có mấy môn?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 (năm) bài thi, gồm: 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Do đó, thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 gồm các môn sau:
- 03 bài thi độc lập là:
+ Toán,
+ Ngữ văn,
+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm:
+ Vật lí,
+ Hóa học,
+ Sinh học;
- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm:
+ Lịch sử,
+ Địa lí,
+ Giáo dục công dân.
Riêng đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thì bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm:
+ Lịch sử,
+ Địa lí.
Việc xếp phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT, việc xếp phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được quy định như sau:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh lớp 12 GDPTtrong năm tổ chức thi tại một số Điểm thi do Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi;
Trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau:
+ Lập danh sách tất cả thí sinh đăng ký dự thi tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gắn số báo danh;
+ Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi để xếp phòng thi.
- Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang;
- Đối với phòng thi cuối cùng của bài thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi có thể xếp các thí sinh dự thi các bài thi Ngoại ngữ khác nhau, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng ngoại ngữ khác nhau;
- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
- Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?