Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau?

Cửa khẩu quốc tế là gì? Việt Nam có các cửa khẩu quốc tế nào? Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau?

Cửa khẩu quốc tế là gì? Việt Nam có các cửa khẩu quốc tế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định như sau:

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng không.
...

Căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương):

Loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương)
1. Loại hình cửa khẩu biên giới
a) Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
...

Như vậy, cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên xuất, nhập cảnh qua biên giới. Cửa khẩu quốc tế có thể là:

[1] Cửa khẩu đường bộ

Việt Nam có 26 cửa khẩu quốc tế đường bộ:

[2] Cửa khẩu đường sắt

Việt Nam có 02 cửa khẩu quốc tế đường sắt:

- Đồng Đăng - Lạng Sơn - Đi Trung Quốc.

- Lào Cai - Hekou (Hà Khẩu) - Trung Quốc.

[3] Cửa khẩu đường thủy

Việt Nam có 17 cửa khẩu quốc tế đường thủy:

- Cảng Cái Lân / Hòn Gai - Quảng Ninh.

- Cảng Hải Phòng - Hải Phòng.

- Cảng biển nước sâu Nghi sơn, Tĩnh Gia - Thanh Hóa

- Cảng Cửa Lò - Nghệ An.

- Cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh.

- Cảng Chân Mây - Thừa Thiên - Huế

- Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.

- Cảng Kỳ Hà - Quảng Nam.

- Cảng Dung Quất - Quảng Ngãi.

- Cảng Quy Nhơn - Bình Định.

- Cảng Ba Ngòi - Khánh Hòa.

- Cảng Nha Trang - Khánh Hòa.

- Cảng Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Cảng Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Cảng Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cảng Cần Thơ - Cần Thơ.

- Cảng An Thới - Phú Quốc - Kiên Giang.

[4] Cửa khẩu đường hàng không

Việt Nam có 09 cửa khẩu quốc tế đường hàng không:

- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội.

- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng - Đà Nẵng.

- Cảng hàng không quốc tế Cát Bi - Hải Phòng.

- Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Thừa Thiên - Huế.

- Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh - Khánh Hòa.

- Cảng hàng không quốc tế Trà Nóc - Cần Thơ.

- Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc - Kiên Giang.

- Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn -Quảng Ninh.

Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau?

Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau? (Hình từ Internet)

Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau?

Cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu chỉ dành cho người và phương tiện của hai nước có chung đường biên giới có các cặp cửa khẩu đối diện nhau và có sự giao thương qua lại.

Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác nhau như sau:

[1] Giống nhau

- Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia đều là nơi cho phép người, phương tiện, hàng hóa xuất nhập cảnh qua biên giới quốc gia.

- Cả hai đều được quản lý bởi các cơ quan chức năng nhà nước như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường.

- Để xuất nhập cảnh qua cả hai loại cửa khẩu, người và phương tiện đều phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh.

[2] Khác nhau


Cửa khẩu quốc tế

Cửa khẩu quốc gia

Đối tượng xuất nhập cảnh

Cho phép người và phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất nhập cảnh.

Chỉ cho phép người và phương tiện của Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất nhập cảnh.

Loại hình cửa khẩu

Có thể là đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc đường hàng không.

Thường là đường bộ hoặc đường thủy.

Mức độ quan trọng

Có vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế.

Có vai trò chủ yếu trong việc giao thương, hợp tác giữa hai nước láng giềng.

Ví dụ

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế đường bộ, cho phép người và phương tiện của Việt Nam và Trung Quốc xuất nhập cảnh.

Cửa khẩu quốc gia Xa Mát (Tây Ninh) là cửa khẩu quốc gia đường bộ, chỉ cho phép người và phương tiện của Việt Nam và Campuchia xuất nhập cảnh.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Đối tượng nào được cấp hộ chiếu phổ thông?

Căn cứ Điều 14 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông:

Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông
Công dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này.

Theo đó, đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông là công dân Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

- Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm sau:

+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.

+ Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.

+ Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.

+ Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

+ Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

+ Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

+ Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.

- Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.

- Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Trân trọng!

Cửa khẩu quốc tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cửa khẩu quốc tế
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau?
Hỏi đáp Pháp luật
Các cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2024? Khu vực cửa khẩu bao gồm khu vực nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cửa khẩu quốc tế
Phan Vũ Hiền Mai
2,311 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cửa khẩu quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào