Mức phụ cấp trách nhiệm của Kiểm tra viên chính ngành kiểm sát hiện nay là bao nhiêu?
Mức phụ cấp trách nhiệm của Kiểm tra viên chính ngành kiểm sát hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ quy định Điều 1 Quyết định 138/2005/QĐ-TTg quy định về mức phụ cấp trách nhiệm của các chức vụ thuộc ngành kiểm sát như sau:
Điều 1. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (kể cả Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên các cấp được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Kiểm sát theo quy định sau đây:
.....
4. Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, đối với người giữ vị trí Kiểm tra viên chính thuộc ngành kiểm sát thì mức phụ cấp trách nhiệm được hưởng sẽ bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Cụ thể công thức tính như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm của Kiểm tra viên chính ngành kiểm sát hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm Kiểm tra viên chính ngành kiểm sát như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 2 Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định như sau:
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí đảm bảo chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên các cấp ngành Kiểm sát được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Cách chi trả
a) Phụ cấp trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên thuộc biên chế trả lương của Viện kiểm sát nhân dân cấp nào thì do Viện kiểm sát nhân dân cấp đó chi trả.
b) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.
c) Phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
....
Theo đó, cách chi trả phụ cấp trách nhiệm Kiểm tra viên chính ngành kiểm sát như sau:
Viện kiểm sát nhân dân cấp nào thì sẽ thực hiện chi trả phụ cấp trách nhiệm cho Kiểm tra viên chính ngành kiểm sát thuộc biên chế trả lương của Viện kiểm sát nhân dân cấp đó.
- Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.
- Phụ cấp trách nhiệm theo quy định không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều kiện để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân gôm những gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Như vậy, theo quy định thì điều kiện để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Bên cạnh đó còn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?