Mở sổ tiết kiệm phải có ít nhất bao nhiêu tiền? Có được dùng sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm?
Muốn mở sổ tiết kiệm phải có ít nhất bao nhiêu tiền?
Tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng mà mức tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng tại Việt Nam thường quy định số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động trong khoảng 100.000 - 1.000.000 VND tùy theo sản phẩm và hình thức mở sổ.
Thông thường, khi gửi tiền vào các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ở lần đầu tiên, khách hàng sẽ cần phải gửi tối thiểu 1.000.000 VND. Tuy nhiên, với các khoản tiết kiệm tích lũy thì khoản tiền này sẽ thấp hơn, chỉ từ 100.000 VND tùy từng ngân hàng.
Ví dụ: Tại Techcombank, đối với các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn như Tiết kiệm thường, Tiền gửi Phát Lộc, Tiết kiệm trả lãi trước, khách hàng cần gửi tối thiểu 1.000.000 VND để mở sổ. Đối với Tiền gửi Tích lũy Như Ý, khách hàng chỉ cần gửi tối thiểu 100.000 VND là có thể sở hữu tài khoản.
Theo đó, người gửi có thể tham khảo thông tin về mức tiền mở sổ tiết kiệm tối thiểu của một số ngân hàng tại Việt Nam trong bảng sau:
Lưu ý: Số tiền tối thiểu để mở số tiết kiệm có thể thay đổi tùy theo chính sách từng thời kỳ của mỗi ngân hàng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mở sổ tiết kiệm phải có ít nhất bao nhiêu tiền? Có được dùng sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm? (Hình từ Internet)
Có được dùng sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm hay không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định:
Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm
Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Như vậy, theo quy định trên thì tiền gửi tiết kiệm được sử dụng làm tài sản bảo đảm.
Sổ tiết kiệm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, theo đó, sổ tiết kiệm (theo quy định pháp luật thì được gọi là thẻ tiết kiệm) phải có tối thiểu các nội dung sau đây:
[1] Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
[2] Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
[3] Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
[4] Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
[5] Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
Lưu ý: Ngoài các nội dung quy định nêu trên, sổ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.
Thủ tục mở sổ tiết kiệm thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, thủ tục mở sổ tiết kiệm thực hiện như sau:
Bước 1: Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
Bước 2: Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Bước 3: Tổ chức tín dụng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Bước 4: Người gửi tiền thực hiện thủ tục khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Bước 5: Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, tổ chức tín dụng thực hiện việc nhận tiền gửi tiết kiệm và giao sổ tiết kiệm cho người gửi tiền.
- Đối với việc gửi tiền gửi tiết kiệm vào sổ tiết kiệm đã cấp:
- Trường hợp gửi bằng tiền mặt: Người gửi tiền thực hiện các thủ tục từ (1) đến (4), xuất trình sổ tiết kiệm đã cấp. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm, ghi nhận tiền gửi tiết kiệm vào sổ tiết kiệm đã cấp và giao sổ tiết kiệm cho người gửi tiền;
- Trường hợp gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền: người gửi tiền thực hiện các thủ tục do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?