Người bị xử phạt hành chính mắc bệnh hiểm nghèo thì có được hoãn thi hành quyết định xử phạt không?
- Người bị xử phạt hành chính mắc bệnh hiểm nghèo thì có được hoãn thi hành quyết định xử phạt không?
- Thủ tục để người bị xử phạt hành chính mắc bệnh hiểm nghèo xin hoãn thi hành quyết định xử phạt?
- Thời hạn hoãn thi hành quyết định phạt tiền là bao lâu?
- Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Người bị xử phạt hành chính mắc bệnh hiểm nghèo thì có được hoãn thi hành quyết định xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về hoãn thi hành quyết định phạt tiền thì việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
...
Như vậy, người bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng trở lên mà mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến gặp khó khăn về kinh tế thì có thể được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp người bị xử phạt hành chính mà mắc bệnh hiểm nghèo nhưng hoàn cảnh kinh tế không khó khăn thì không được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Người bị xử phạt hành chính mắc bệnh hiểm nghèo thì có được hoãn thi hành quyết định xử phạt không? (Hình từ Internet).
Thủ tục để người bị xử phạt hành chính mắc bệnh hiểm nghèo xin hoãn thi hành quyết định xử phạt?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
...
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
...
Như vậy, cá nhân bị xử phạt hành chính mà mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến kinh tế khó khăn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Làm đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm: xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc và xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Bước 2: Gửi đơn kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đến người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn thời hạn thi hành quyết định (10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt) hoặc trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định phạt tiền là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thời hạn hoãn thi hành quyết định phạt tiền như sau:
Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
...
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
...
Như vậy, thời hạn hoãn thi hành quyết định phạt tiền là không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định thủ tục nộp tiền phạt như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
- Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?