Lãi suất âm là gì? Việt Nam có đang áp dụng lãi suất âm hay không?
Lãi suất âm là gì? Việt Nam có đang áp dụng lãi suất âm hay không?
Lãi suất âm là một công cụ chính sách tiền tệ đặc biệt được áp dụng để kích thích nền kinh tế. Lãi suất âm có thể hiểu là mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thấp hơn 0%, khi đó người gửi tiền theo lãi suất âm phải trả một khoản tiền chi phí khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, thay vì nhận tiền lãi từ lãi suất tiền gửi.
Ví dụ: chị A gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng JPB 10 triệu đồng theo lãi suất âm là - 2 %/năm. Trong trường hợp này, hàng năm chị A phải trả cho Ngân hàng JPB 2% của 10 triệu đồng là 200.000 đồng thay vì nhận lãi từ tiền gửi. Số tiền này được xem là chi phí gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Mục đích của lãi suất âm là thúc đẩy người dân thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì sẽ rút tiền khỏi ngân hàng để đem đi đầu tư, kinh doanh. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, lãi suất âm cũng có thể đem lại một số rủi ro về mặt lợi nhuận của ngân hàng, khả năng giảm cho vay, mất ổn định tiền tệ...
Việc áp dụng lãi suất âm còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế tại nước áp dụng, hiện tại có số ít quốc gia đã áp dụng như Thụy Điển, Thụy Sĩ và Nhật Bản,... Do đó, hiện nay, tại Việt Nam không có áp dụng lãi suất âm.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lãi suất âm là gì? Việt Nam có đang áp dụng lãi suất âm hay không? (Hình từ Internet)
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1124/QĐ-NHNN năm 2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng như sau:
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:
1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2014/TT-NHNN quy định về mức lãi suất tiền gửi như sau:
Điều 1.
...
2. Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
...
Như vậy, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng hiện nay được quy định cụ thể như sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn: tối đa 0,5%/năm;
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng: tối đa 0,5%/năm;
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: tối đa 4,75%/năm;
- Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: tối đa 5,25%/năm.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên: tổ chức tín dụng áp dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào từ ngày 01/7/2024?
Căn cứ Điều 100 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau:
Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
3. Trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế xác định lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổ chức tín dụng sẽ được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Đối với lãi suất cấp tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận mức lãi suất phù hợp theo quy định.
Trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế xác định lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 ngoại trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?