Xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa thì được bố trí bao nhiêu thành viên Ban thanh tra nhân dân?

Xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa thì được bố trí bao nhiêu thành viên Ban thanh tra nhân dân?

Xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa thì được bố trí bao nhiêu thành viên Ban thanh tra nhân dân?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định về tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau:

Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.
...
2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 05 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 05 thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
....

Theo đó, việc bố trí số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã được căn cứ tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên.

Như vậy có thể hiểu, số lượng thành viên được bố trí trong Ban thanh tra nhân dân ở xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa không phụ thuộc vào hai yếu tố này.

Cụ thể, tùy vào số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã.

Xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa thì được bố trí bao nhiêu thành viên Ban thanh tra nhân dân?

Xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa thì được bố trí bao nhiêu thành viên Ban thanh tra nhân dân? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã là gì?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã bao gồm:

- Tuân thủ theo quy định của pháp luật; bảo đảm công bằng, khách quan, minh bạch; quá trình tiến hành các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra, giám sát.

- Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo tổ chức, cá nhân, Nhân dân để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

- Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã có các nội dung như sau:

[1] Xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động

- Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo từng quý, 06 tháng, hằng năm và nhiệm kỳ.

- Kế hoạch gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động.

- Kế hoạch hoạt động có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.

- Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể để gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

[2] Phương thức hoạt động

- Tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

- Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

[3] Chế độ báo cáo

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng quý, 06 tháng năm, nhiệm kỳ, đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh.

Trân trọng!

Nông thôn mới
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nông thôn mới
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Download Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Xã nông thôn mới và có nhiều hộ đạt gia đình văn hóa thì được bố trí bao nhiêu thành viên Ban thanh tra nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
19 Tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao mới nhất 2024? Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nông thôn mới
Dương Thanh Trúc
343 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào