Bom hàng là gì? Bom hàng online có được xem là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không?
Bom hàng là gì?
Bom hàng (hay còn gọi là bùng hàng) là cụm từ sử dụng để chỉ hành động đặt hàng nhưng không chịu nhận.
Việc bom hàng online mang theo những hậu quả không mong muốn, đặc biệt là đối với các chủ shop, đặc biệt là những cửa hàng mới hoặc quy mô nhỏ lẻ, cụ thể:
- Thiệt hại về tài chính: Chủ shop phải chịu toàn bộ chi phí gửi hàng và hoàn hàng, cộng với thất thoát hàng hóa nếu có. Điều này dẫn đến sự thâm hụt nghiêm trọng về chi phí kinh doanh, có thể gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.
- Tốn thời gian và công sức: Bom hàng không chỉ làm mất thời gian và công sức của đội ngũ shipper vì phải giao đi - giao lại kiện hàng nhiều lần mà còn ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên trong cửa hàng khi phải xử lý việc lên đơn, soạn đơn và đóng gói hàng hóa.
- Ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa: Trong quá trình vận chuyển và hoàn trả hàng, có nguy cơ hàng hóa bị thất thoát hoặc hư hỏng nặng do di chuyển thời gian dài. Điều này không chỉ làm giảm giá trị hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng trong mắt khách hàng.
Lưu ý: Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bom hàng là gì? Bom hàng online có được coi là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Bom hàng online có được coi là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không?
Căn cứ tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung của hợp đồng cụ thể như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Khi người mua đặt hàng online nhưng bom hàng, họ đã vi phạm trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng, giao dịch dân sự.
Như vậy, khi người mua đặt hàng online nhưng bom hàng đã vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện nêu trong hợp đồng, giao dịch dân sự.
Người bom hàng online có phải bồi thường cho người bán hay không?
Căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các hình thức giao dịch dân sự cụ thể sau đây:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao dịch dân sự được định nghĩa là hành vi pháp lý hoặc hợp đồng tạo ra, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự qua phương tiện điện tử, tuân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, được coi là giao dịch bằng văn bản.
Do đó, việc đặt hàng online tương đương với việc thực hiện một giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử giữa người mua và người bán. Điều này cũng có thể hiểu là hình thành một hợp đồng giữa hai bên.
Tương ứng với Điều 398 trong Bộ luật Dân sự 2015, nội dung của hợp đồng là quan trọng. Người mua hàng online, khi không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng, đã vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, trong trường hợp gây thiệt hại, người mua phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, theo quy định của Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, người bom hàng online có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bán hàng theo quy định của pháp luật. Người bán hàng online cũng có quyền khởi kiện tới Tòa án để giải quyết và yêu cầu người mua bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?