Ngắt mạch thị trường là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường?
Ngắt mạch thị trường là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về ngắt mạch thị trường như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ngắt mạch thị trường (Circuit breaker) là cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao dịch khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường như sau:
Ngắt mạch thị trường
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc cơ chế ngắt mạch thị trường kết hợp với biên độ dao động giá.
Như vậy, ngắt mạch thị trường hay còn gọi là Circuit breaker là cơ chế tạm dừng các giao dịch tự động trong phiên giao dịch chứng khoán khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền quyết định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc kết hợp với biên độ dao động giá.
Tác động của ngắt mạch thị trường tới thị trường chứng khoán là gì?
Cơ chế ngắt mạch thị trường trong các trường hợp cần thiết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán bao gồm:
- Giảm rủi ro cho thị trường: Khi thị trường chứng khoán trở nên hoảng loạn, các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo hàng loạt. Lúc này, việc áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường sẽ khiến giảm áp lực bán và ổn định giá cổ phiếu trên thị trường.
- Hỗ trợ tính minh bạch của thị trường chứng khoán: thông qua cơ chế ngắt mạch, thị trường sẽ tạo thời gian phù hợp để nhà đầu tư có thể tìm hiểu và xác minh thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
- Nâng cao hiệu quả giám sát thị trường: ngắt mạch thị trường sẽ hỗ trợ điều chỉnh thị trường chứng khoán bằng sự điều tiết trong phiên giao dịch liên tục sau một thời gian tăng hoặc giảm điểm mạnh mẽ.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngắt mạch thị trường là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường? (Hình từ Internet)
Hoạt động giao dịch chứng khoán trong ngày phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về nguyên tắc hoạt động giao dịch chứng khoán trong ngày, bao gồm:
- Tại mỗi công ty chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch trong ngày.
- Tài khoản giao dịch trong ngày là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư.
- Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản giao dịch trong ngày với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường và tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu có) của từng nhà đầu tư;
- Không được đặt các lệnh giao dịch cùng mua, cùng bán đồng thời cùng một mã chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ, trừ các lệnh đã được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán tại đợt giao dịch trước đó, chưa được khớp nhưng vẫn còn hiệu lực.
- Không được thực hiện các giao dịch trong ngày đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận;
- Công ty chứng khoán có quyền lựa chọn mã chứng khoán có trong danh sách chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được phép giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch trong ngày cho nhà đầu tư.
- Danh sách các chứng khoán được giao dịch trong ngày phải được công ty chứng khoán công khai trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán;
- Nhà đầu tư có trách nhiệm đặt các lệnh giao dịch, bảo đảm tổng số chứng khoán trên các lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán cùng mã trên các lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại. Trường hợp nhiều hơn tổng số chứng khoán của các lệnh mua đã thực hiện hoặc ngược lại thì công ty chứng khoán có trách nhiệm thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thiếu hụt tại ngày thanh toán;
- Công ty chứng khoán phải từ chối thực hiện lệnh giao dịch trong ngày của nhà đầu tư khi không thể bảo đảm có đủ tiền để thanh toán và chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán;
- Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho công ty chứng khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp luật liên quan;
- Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong ngày;
- Trong một ngày giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với vốn chủ sở hữu của công ty.
- Khối lượng chứng khoán được giao dịch trong ngày tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?