Quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024 như thế nào?

Quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024 như thế nào? Tổ chức bệnh viện theo các hình thức nào như thế nào?

Quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg, quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024 bao gồm các nội dung dưới đây:

*Áp dụng với chế độ thường trực đối với các đối tượng dưới đây (gọi chung là người lao động) sau:

- Công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm việc tại bệnh viện công lập.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong bệnh viện của Quân đội nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương; công nhân, viên chức và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong bệnh viện của Công an nhân dân.

[1] Định mức nhân lực trong phiên trực: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch

Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

[2] Chế độ phụ cấp đối với người lao động tham gia phiên trực tại bệnh viện hạng 3:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp 65.000 đồng/người/phiên trực.

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.

- Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp bệnh viện hạng 3 huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp bệnh viện hạng 3 huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

Quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024?

Quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức bệnh viện theo các hình thức nào như thế nào?

Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, tổ chức bệnh viện theo 04 hình thức dưới đây:

- Bệnh viện đa khoa.

- Bệnh viện y học cổ truyền.

- Bệnh viện răng hàm mặt.

- Bệnh viện chuyên khoa.

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện đa khoa là gì?

Theo quy định Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện đa khoa bao gồm:

[1] Đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

[2] Quy mô bệnh viện: Tối thiểu 30 giường bệnh;

[3] Cơ sở vật chất:

- Bố trí các bộ phận chuyên môn phù hợp chức năng của từng bộ phận, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh.

- Đáp ứng các yêu cầu về xây dựng theo quy định của pháp luật, trong đó: bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50 m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt tối thiểu 10 m, bảo đảm lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu; các phòng khám trong bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích tối thiểu bằng diện tích của các phòng khám tương ứng theo quy định.

- Trường hợp bệnh viện có bộ phận chuyên môn không cùng trong một khuôn viên thì phải có sự kết nối về hạ tầng giao thông giữa các bộ phận để bảo đảm an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

- Phương tiện vận chuyển: có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở trên địa bàn có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

[4] Tổ chức:

- Ban lãnh đạo, quản lý bệnh viện.

- Các bộ phận chuyên môn: Bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn về khám bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, khoa dược và phụ trợ, bao gồm:

+ Khoa khám bệnh: có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu, phòng khám, phòng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật (nếu thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật).

+ Khoa lâm sàng: có tối thiểu hai trong bốn khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt;

+ Khoa cận lâm sàng: có tối thiểu một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;

+ Khoa dược;

+ Khoa dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng. Bộ phận dinh dưỡng lâm sàng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh; người làm công tác dinh dưỡng phải là cử nhân dinh dưỡng hoặc người hành nghề có chức danh bác sỹ có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng hoặc điều dưỡng có trình độ đại học và có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng.

+ Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh viện có quy mô từ 150 giường bệnh trở lên; mỗi 150 giường bệnh có tối thiểu 01 nhân viên giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn. Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh viện có quy mô dưới 150 giường bệnh; người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải có trình độ đại học trở lên thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Các bộ phận chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

- Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, thiết bị y tế và các chức năng cần thiết khác.

- Tùy điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc thành lập bộ phận chuyên môn theo hình thức liên chuyên khoa; người phụ trách chuyên môn của khoa này phải có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với tối thiểu một trong các chuyên khoa. Trường hợp không đủ điều kiện để thành lập khoa thì được thành lập đơn nguyên thuộc các khoa lâm sàng; người phụ trách đơn nguyên này phải có giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với chuyên khoa của đơn nguyên đó.

- Không cấp giấy phép hoạt động đối với bộ phận chuyên môn là viện, trung tâm trực thuộc và nằm trong khuôn viên của bệnh viện.

[5] Nhân sự:

- Số lượng người hành nghề toàn thời gian trong từng khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% trên tổng số người hành nghề trong khoa;

- Trưởng các bộ phận chuyên môn của bệnh viện phải là người hành nghề toàn thời gian của bệnh viện và có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa của bộ phận chuyên môn được giao phụ trách, có thời gian hành nghề về chuyên khoa đó tối thiểu 36 tháng. Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm lãnh đạo khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Trưởng bộ phận chuyên môn khác không thuộc đối tượng cấp giấy phép hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.

[6] Bệnh viện phải thực hiện điều trị nội trú, tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày.

Trân trọng!

Bệnh viện đa khoa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh viện đa khoa
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định trực bệnh viện hạng 3 năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức của bệnh viện đa khoa hạng 2 bao gồm những phòng chức năng và các khoa nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm Y tế huyện có thể cùng tồn tại trên cùng một đơn vị hành chính cấp huyện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 1 gồm có các khoa nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng II là bệnh viện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khoa Truyền máu của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các khoa Xét nghiệm của bệnh viện đa khoa được bố trí như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh viện đa khoa
Dương Thanh Trúc
3,668 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào