Mẫu Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng năm 2024?
Mẫu Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng năm 2024?
Tổ chức đoàn thanh niên hoặc tổ chức công đoàn nơi quần chúng đang sinh hoạt có thể ra nghị quyết giới thiệu cho chi bộ xem xét kết nạp đoàn viên ưu tú vào Đảng.
Mẫu Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng được thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Tải về Mẫu Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng năm 2024 tại đây.
Mẫu Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng năm 2024? (Hình từ Internet)
Việc thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết 1.5 Tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng như sau:
KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên
...
1.5- Thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng
- Nếu người vào Đảng có người thân (mục 22) là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị nhưng phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
- Nếu người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
...
Như vậy, việc thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng được thực hiện như sau:
- Trường hợp người vào Đảng có người thân là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị. Tuy nhiên phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
- Trường hợp người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 hướng dẫn giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên được thực hiện như sau:
- Không đặt ra việc xem xét lại đối với những đảng viên có vấn đề về đảng tịch đã được cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, kết luận trước đây mà không phát hiện thêm vấn đề gì mới.
- Chỉ xem xét, khôi phục quyền đảng viên và tính tuổi đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên.
- Đảng viên được kết nạp trước ngày 05/9/1960 và trước ngày 30/4/1975 (ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào) mà lúc kết nạp vào Đảng chưa đủ 18 tuổi thì ngày vào Đảng được giữ nguyên.
- Đảng viên được kết nạp vào Đảng trong kháng chiến chống Pháp từ tháng 7/1954 trở về trước và đảng viên được kết nạp trong kháng chiến chống Mỹ ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào (từ tháng 7/1954 đến tháng 12/1973) nếu chỉ có một người giới thiệu vào Đảng thì vẫn được công nhận đảng tịch.
- Những đồng chí trước đây đã vào Việt Minh hay một tổ chức quần chúng cách mạng hoạt động bí mật (ừ tháng 02/1951 trở về trước, sau đó được tham gia sinh hoạt chi bộ, thì lấy ngày sinh hoạt chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng.
- Những đồng chí hoạt động trong kháng chiến chống Pháp (từ tháng 7/1954 trở về trước) và trong kháng chiến chống Mỹ (từ tháng 7/1954 đến ngày 30/4/1975) từ phía Nam sông Bến Hải trở vào:
+ Trường hợp chưa được kết nạp vào Đảng nhưng đã được tổ chức đảng giao nhiệm vụ của người đảng viên thì lấy ngày chi bộ giao nhiệm vụ hoặc ngày tham gia lập chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng.
+ Trường hợp chỉ là quần chúng cảm tình đảng, được tổ chức đảng giao một số việc để thử thách, chưa được kết nạp vào Đảng, nhưng ngộ nhận mình đã vào Đảng, sau đó được tổ chức đảng cho sinh hoạt, được rèn luyện thử thách, xét có đủ tư cách đảng viên thì được công nhận là đảng viên từ ngày tham gia sinh hoạt đảng.
- Những đảng viên có nghi vấn không được tổ chức đảng kết nạp vào Đảng thì phải xem xét kỹ, sau khi thẩm tra thấy có đủ căn cứ kết luận là đã được tổ chức kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc đúng với quy định tại những điểm nêu trên và từ đó đến nay vẫn tham gia sinh hoạt đảng, giữ gìn được tư cách đảng viên thì cấp uỷ có thẩm quyền công nhận là đảng viên.
- Những đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng do gián đoạn sinh hoạt đảng, sau khi đã thẩm tra thấy có đủ căn cứ và chứng lý rõ ràng, nếu nội dung vi phạm là do chính bản thân gây ra thì không nối lại sinh hoạt đảng và thông báo xoá tên trong danh sách đảng viên;
- Nếu nội dung vi phạm không phải do chính bản thân gây ra và được chi bộ, cấp uỷ cơ sở nơi công tác hoặc nơi cư trú xác nhận vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, giữ gìn được phẩm chất đạo đức trong thời gian không tham gia sinh hoạt đảng thì được xét nối lại sinh hoạt đảng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?