Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024?

Xin hỏi: Hiện nay mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc năm 2024 là sử dụng mẫu nào ạ? Việc đặt cọc không lập thành hợp đồng có giá trị pháp luật không? Tôi cảm ơn.

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024?

Giấy biên nhận tiền đặt cọc có thể hiểu đơn giản là một văn bản thể hiện việc giao tiền và nhận tiền đặt cọc về một giao dịch được xác lập giữa các bên, có chữ ký xác nhận đầy đủ.

Mục đích lập giấy biên nhận tiền đặt cọc để nhằm đảm bảo giá trị pháp lý và là căn cứ chứng minh, xác định việc giao dịch tiền giữa các bên khi phát sinh tranh chấp nếu có.

Hiện nay mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc không quy định phải tuân theo một mẫu cụ thể nào, cho nên có thể tham khảo Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024 dưới đây:

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024?

Tải về Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024: Tại đây.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024?

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Việc đặt cọc không lập thành hợp đồng có giá trị pháp luật không?

Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, hiện nay không có quy định việc đặt cọc bắt buộc phải lập thành hợp đồng.

Do đó, việc đặt cọc để được xem là giao dịch dân sự nếu có làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, đồng thời đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của thỏa thuận đặt cọc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đặt cọc có thể được thực hiện dưới các hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Trường hợp hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc được xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

Điều 328. Đặt cọc
...
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, việc xử lý tài sản đặt cọc khi hợp đồng được giao kết sẽ xảy ra các trường hợp sau:

(1) Hợp đồng được giao kết thì:

- Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc;

- Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

(2) Bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

(3) Bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì:

- Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

- Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

(4) Các bên có thỏa thuận khác thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.

Trân trọng!

Giao dịch dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao dịch dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định số tiền thu lợi bất chính từ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự để xử lý trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm được sử dụng nhiều nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua phải xe ăn trộm có bị phạt không? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do mua nhầm xe ăn trộm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là giao dịch dân sự giả tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy giao dịch trong trường hợp nào phải đền cọc gấp đôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch dân sự của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao dịch dân sự có phải là hợp đồng dân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn đại diện nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao dịch dân sự
Nguyễn Thị Kim Linh
28,821 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào