Người lập di chúc có được truất quyền hưởng di sản của người thừa kế không?
Di chúc thừa kế hợp pháp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định để di chúc thừa kế hợp pháp cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Người lập di chúc có được truất quyền hưởng di sản của người thừa kế không? (Hình từ Internet)
Người lập di chúc có được truất quyền hưởng di sản của người thừa kế không?
Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc cụ thể như sau:
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người lập di chúc cũng phải đảm bảo điều kiện theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Hành vi làm giả di chúc sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Có thể nói, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Nhiều trường hợp, người không có tên trong di chúc muốn được nhận tài sản thừa kế nên đã có hành vi làm giả di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản của người mất. Vậy hành vi làm giả di chúc sẽ bị xử phạt như thế nào, cùng tham khảo bài viết sau đây
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, làm giả di chúc là hành vì dùng thủ đoạn gian dối, cố ý đưa ra thông tin sai sự thật, trái với ý nguyện của người mất, nhằm mục đích tạo lòng tin làm cho người quản lý tài sản của người mất giao lai tài sản để người đó chiếm giữ, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Hành vi làm giả di chúc sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung là tịch thu di chúc giả mạo đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?