Danh sách những số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo không nên nghe cập nhật mới nhất 2024?
Danh sách những số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo không nên nghe cập nhật mới nhất 2024?
Những đầu số có dấu hiệu lừa đảo mà bạn không nên nghe có cả đầu số điện thoại trong nước và quốc tế:
Danh sách đầu số điện thoại quốc tế không nên bắt máy và gọi lại: +224, +232, +252, +231, +247, +375, +381, +371, +563, +255, +370…
Các đầu số trong nước có dấu hiệu lừa đảo thường thấy: +1900, +024, +028...
Danh sách những số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo không nên nghe cập nhật mới nhất 2024 cụ thể sau đây:
Đầu số +1900 | Đầu số +028 | Đầu số +024 | Số điện thoại quốc tế |
19003439 | 02899964439 | 02439446395 | +8919008198 |
19004510 | 02856786501 | 02499950060 | +4422222202 |
19002191 | 02899964438 | 02499954266 | +22382271520 |
19003441 | 02899964437 | 0249997041 | +22379262886 |
19002170 | 02873034653 | 02444508888 | +22375260052 |
19002446 | 02899950012 | 02499950412 | |
19001095 | 02873065555 | 0249997037 | |
19002190 | 02899964448 | 02499997044 | |
19002196 | 02822000266 | 02499950212 | |
19004562 | 0287108690 | 02499950036 | |
19003440 | 02899950015 | 0249997038 | |
19001199 | 02899958588 | 0249992623 | |
02871099082 | 0249997035 | ||
02899996142 | 0249994266 | ||
02499985212 | |||
0245678520 | |||
02499985220 | |||
0249997044 |
Ngoài danh sách những số điện thoại không nên nghe trên, có thể dựa vào một số đặc điểm sau để nhận biết số điện thoại lừa đảo:
- Nguồn gốc cuộc gọi không rõ ràng
- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân
- Sử dụng mã vùng quốc tế không quen thuộc, cuộc gọi từ quốc gia lạ.
Thông tin tham khảo: https://thanhtra.com.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/nhung-so-dien-thoai-nao-khong-nen-nghe-keo-bi-lua-dao-221589.html
Danh sách những số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo không nên nghe cập nhật mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Những hành vi lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay?
Những hành vi lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay:
1. Mạo danh cơ quan chức năng:
- Công an, Viện kiểm sát: Gọi điện thoại thông báo người nghe có liên quan đến vụ án, yêu cầu chuyển tiền để "giải quyết".
- Ngân hàng: Gọi điện thoại thông báo tài khoản ngân hàng bị khóa, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu.
2. Lừa đảo trúng thưởng:
- Gọi điện thoại thông báo người nghe trúng thưởng chương trình khuyến mãi, yêu cầu chuyển tiền để nhận quà.
- Gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng, yêu cầu kích hoạt đường link để nhận quà.
3. Lừa đảo tình cảm:
- Làm quen qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò: Giả vờ là người thành đạt, giàu có để dụ dỗ người nghe chuyển tiền.
- Gọi điện thoại giả vờ là người thân gặp nạn: Yêu cầu chuyển tiền để giải quyết.
4. Lừa đảo vay tiền online:
- Gọi điện thoại chào mời vay tiền online với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản.
- Gửi tin nhắn quảng cáo vay tiền online.
5. Lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng:
- Gọi điện thoại thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu.
- Gửi tin nhắn giả mạo ngân hàng, yêu cầu kích hoạt đường link để cập nhật thông tin tài khoản.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.
Hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt hành chính như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."
...
Như vậy, đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?