Thuốc methadone là thuốc gì? Kê đơn thuốc methadone phải tuân thủ quy định như thế nào?
Thuốc methadone là thuốc gì?
Methadone được sử dụng để điều trị tình trạng đau dữ dội liên tục (chẳng hạn do ung thư). Methadone thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, hoạt động trong não nhằm thay đổi cách cơ thể cảm nhận và phản ứng với cơn đau.
Không sử dụng thuốc này để làm giảm các cơn đau nhẹ hoặc sẽ biến mất trong một vài ngày (như đau sau khi phẫu thuật) hoặc dùng thuốc khi không cần thiết.
Methadone cũng được sử dụng để cai nghiện các thuốc gây nghiện (như heroin), là một phần của chương trình điều trị đã được phê duyệt. Thuốc giúp ngăn ngừa hội chứng ngưng thuốc do việc ngưng dùng các thuốc gây nghiện.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thuốc methadone là thuốc gì? Kê đơn thuốc methadone phải tuân thủ quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kê đơn thuốc methadone phải tuân thủ quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/03/2024) quy định về kê đơn thuốc methadone như sau:
Kê đơn thuốc methadone
1. Kê đơn thuốc methadone phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kê đơn thuốc gây nghiện và các quy định sau:
a) Trường hợp người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì, trừ trường hợp người bệnh quy định tại điểm b Khoản này: thời gian mỗi lần chỉ định thuốc methadone không vượt quá 30 (ba mươi) ngày và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc khi kê đơn;
b) Trường hợp người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì nhưng phải nằm điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc điều trị ngoại trú mà không thể đến cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc để uống hằng ngày: thời gian mỗi lần chỉ định thuốc methadone không vượt quá 07 (bảy) ngày và ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc.
2. Mẫu đơn thuốc methadone thực hiện theo Mẫu đơn thuốc “N” quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017, Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2022/TT-BYT), trong đó nội dung thuốc điều trị trong Mẫu đơn thuốc “N” ghi đầy đủ thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng và tổng số liều mang về (nếu có).
Như vậy, kê đơn thuốc methadone phải tuân thủ quy định sau đây:
- Trường hợp người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì, trừ trường hợp người bệnh quy định tại điểm b Khoản này: thời gian mỗi lần chỉ định thuốc methadone không vượt quá 30 (ba mươi) ngày và phải ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc khi kê đơn;
- Trường hợp người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì nhưng phải nằm điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc điều trị ngoại trú mà không thể đến cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc để uống hằng ngày: thời gian mỗi lần chỉ định thuốc methadone không vượt quá 07 (bảy) ngày và ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc.
Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh trong việc cấp phát thuốc methadone cho người bệnh điều trị nội trú được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Thông tư 26/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/03/2024) quy định trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh trong việc cấp phát thuốc methadone cho người bệnh điều trị nội trú như sau:
- Phân công người tiếp nhận thuốc methadone từ người đại diện của người bệnh;
- Thực hiện việc bảo quản, cấp phát thuốc methadone cho người bệnh và giám sát việc uống thuốc methadone hằng ngày theo quy định;
- Khi hết thuốc methadone mà người bệnh cần tiếp tục điều trị nội trú, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục xác nhận vào Phiếu đề nghị cấp thuốc methadone do đang điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh kết thúc quá trình điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà chưa sử dụng hết thuốc methadone, người được phân công tiếp nhận thuốc methadone của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bàn giao số thuốc methadone chưa sử dụng cho người đại diện của người bệnh để bàn giao lại cho cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?