Hướng dẫn các bước đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024?

Các bước đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 được thực hiện như thế nào?

Hướng dẫn các bước đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì việc đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nhập thông tin vào đơn đăng ký được hình thành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia https://muasamcong.mpi.gov.vn/egp/usermntfe/register

+ Doanh nghiệp, đơn vị chọn vai trò theo đúng chức năng của đơn vị mình.

+ Tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành điền các thông tin vào đơn đăng ký được hình thành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

+ Sau khi hoàn tất việc điền đơn đăng ký được hình thành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các bạn in đơn đăng ký và tiến hành nộp hồ sơ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm các tài liệu:

- Với tổ chức:

+ Đơn đăng ký được hình thành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà tổ chức, cá nhân đã hoàn thành ở bước 1.

+ Đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của tổ chức.

+ Giấy ủy quyền (nếu có).

+ Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp HOẶC giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh HOẶC giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác HOẶC các tài liệu tương đương khác trong trường hợp tổ chức không có tên trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Với cá nhân:

+ Đơn đăng ký được hình thành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà tổ chức, cá nhân đã hoàn thành ở bước 1.

+ Bản chụp hộ chiếu HOẶC tài liệu tương đương với cá nhân quốc tịch nước ngoài.

Hướng dẫn các bước đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024?

Hướng dẫn các bước đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024? (Hình từ Internet)

Các chi phí lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm có chi phí nào?

Tại khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:

(1) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế GTGT).

Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

(2) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là:

- 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế GTGT) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường;

- 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế GTGT) đối với chào hàng cạnh tranh;

(3) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:

- Đối với gói thầu không chia phần:

Tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2 triệu đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

- Đối với gói thầu chia thành nhiều phần;

Tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).

+ Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì:

Chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu.

+ Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:

Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu);

- Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp này.

Các yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 51 Luật Đấu thầu 2023 quy định về yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:

Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
...

Như vậy, các yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm có:

- Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.

- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

- Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

- Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.

Trân trọng!

Đấu thầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đấu thầu
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng 2024 thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý tình huống đấu thầu qua mạng không có nhà thầu tham dự theo Nghị định 24 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý tình huống trong đấu thầu theo Nghị định 24 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế theo Nghị định 24 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý gói thầu khi nhà thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực thực hiện hợp đồng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau đấu thầu có được kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngôn ngữ nào được sử dụng trong đấu thầu quốc tế theo Luật Đấu thầu mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu của chương trình cơ bản thì có được xem là chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà thầu không trúng thầu thì bên mời thầu có cần thông báo đến nhà thầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đấu thầu
Nguyễn Thị Hiền
1,380 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đấu thầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào